VỀ PHÁP QUYỀN - Tom Bingham - Phạm Hồ Nam & Nguyễn Lữ Quỳnh Anh dịch - (bìa mềm)

Tác giả: Tom Bingham | Xem thêm các sản phẩm Luật - Văn Bản Luật của Tom Bingham
“Nhưng trong một thế giới bị chia rẽ bởi những khác biệt về quốc tịch, chủ t.ộc, màu da, tôn giáo và của cải, thì nguyên tắc này (pháp quyền) là một trong những yếu tố vĩ đại nhất (và có thể chính là ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu VỀ PHÁP QUYỀN - Tom Bingham - Phạm Hồ Nam & Nguyễn Lữ Quỳnh Anh dịch - (bìa mềm)

“Nhưng trong một thế giới bị chia rẽ bởi những khác biệt về quốc tịch, chủ t.ộc, màu da, tôn giáo và của cải, thì nguyên tắc này (pháp quyền) là một trong những yếu tố vĩ đại nhất (và có thể chính là yếu tố vĩ đại nhất) giúp chúng ta đoàn kết lại – điều mà chúng ta có thể coi như gần nhất với một tôn giáo thế tục phổ quát. Đó vẫn còn một lý tưởng, nhưng là một lý tưởng đáng để đấu tranh, vì lợi ích của một chính quyền tốt và hòa bình ở nước Anh nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung.” Tom Bingham, trích Về Pháp Quyền Có nhiều cách để nhìn lại lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Mỗi cách lại có các tiêu chí và phân kỳ khác nhau để giúp chúng ta nhận diện được sự phát triển hay thụt lùi của nhân loại qua từng thời kỳ lịch sử. Một trong những cách đó là phân tích sự hình thành và phát triển của các khái niệm phản ánh những ý tưởng cách mạng, là bước ngoặt dẫn nhân loại đi theo một con đường văn minh mới. Chúng ta có thể kể ra một vài ý tưởng đã định hình văn minh nhân loại như niết bàn, sáng thế, tam cương ngũ thường, cộng hòa, dân chủ, luật tự nhiên, quốc gia-dân tộc, kinh tế thị trường, tư bản, chủ nghĩa xã hội… Các ý tưởng đó, tuy có thể bắt nguồn từ một dân tộc nhất định, đã theo bước chân của những kẻ chinh phục, hoặc là sự lèo lái của thương nhân hay các học giả mà bén rễ vào các vùng đất xa lạ khác. Từ đó, các khái niệm này góp phần tạo lập một nền văn minh mới, đôi khi là trong tư thế đối diện với các nền văn minh của dân tộc khác hoặc chính nền văn minh cũ của dân tộc đó. Trong số các khái niệm cách mạng đó, thật khó kiếm khái niệm nào gây nhiều cảm hứng và tranh cãi hơn ý tưởng về Pháp quyền (Rule of Law). Và cũng thật khó tìm thấy ý tưởng nào có ảnh hưởng lớn hơn tới dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 hơn ý tưởng này. Đầu tiên, đây là một khái niệm gây nhiều tranh cãi vì khó mà xác định rõ bản chất, vai trò, chức năng, và ý nghĩa của nó. .Khái niệm này có thể tiếp cận từ góc độ triết học, lịch sử, chính trị, văn hóa, nhân học, kinh tế, và tất nhiên là pháp luật. Cách nào cũng mang lại những góc nhìn riêng, ý nghĩa riêng, vai trò và chức năng riêng. Thật vậy! Như chính Tom Bingham đã giải thích trong tác phẩm của mình. Có quá nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau với khái niệm Pháp quyền này? Nó có thể là “một tả ngắn gọn về những khía cạnh tích cực của bất kỳ hệ thống chính trị nào”. Hoặc là “một tên gọi thường dành cho trạng thái mà theo đó một hệ thống pháp luật hoạt động tốt trên phương diện pháp lý”. Hay là một “khái niệm cực kỳ mơ hồ”, tạo ra “những cách hiểu vô cùng khác nhau”. “Nó sẽ chỉ trở thành một công cụ hoa mỹ tự huyễn hoặc khác để tô vẽ cho những diễn ngôn trước dân chúng của các chính trị gia Anh-Mỹ. Do vậy, chẳng nên tốn chút nỗ lực trí tuệ nào cho những lời huyên thuyên của những kẻ thống trị.”Tuy nhiên, mặc cho những tranh cãi, bất đồng thì khái niệm này đã có một lịch sử lâu dài và khẳng định ảnh hưởng mang tính hệ thống của mình vào việc xây dựng một bộ mặt văn minh cho nhân loại hiện thời. Không chỉ ở phương Tây, nơi sản sinh ra khái niệm này, nó còn đang trở thành tiêu chuẩn và nguyên tắc toàn cầu. Nó có thể được tìm thấy ở hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trong lịch sử nhân loại. Nó cũng có thể tìm thấy ngay trong các điều ước, văn kiện quốc tế quan trọng nhất của thế giới hiện đại ví dụ như Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền năm 1948. Và nó hiện nay được sử dụng như một tiêu chí quan trọng để làm cơ sở để các quốc gia quan hệ với nhau. Nhưng, điều thú vị và cũng là lý do chính để chúng tôi quyết định dịch tác phẩm này sang tiếng Việt chính là ảnh hưởng mạnh mẽ của khái niệm Pháp quyền với lịch sử Việt Nam hiện đại. Có thể nói không ngoa rằng quốc gia-dân tộc Việt Nam hiện đại đã được xây dựng xung quanh ý tưởng cơ bản này. Đặc biệt là nhà nước và pháp luật. Thật khó để biết khi viết những dòng vĩ thanh này của tác phẩm Về Pháp Quyền, Thẩm phán Tom Binghanm, người được xem là một trong hai thẩm phán vĩ đại nhất thế kỷ 20 của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, có biết tới một quốc gia Đông Nam Á đã được dẫn dắt và tìm cách hiện thực hóa ý tưởng pháp quyền này trong suốt thế kỷ 20 hay không? Và cũng không rõ, ông có biết rằng chính văn hóa tôn trọng nguyên tắc pháp quyền này đã bảo vệ phẩm giá, tính mạng và các quyền tự do căn bản của người sẽ thành lập nên chính quyền dân chủ cộng hòa đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á đó vào đầu thế kỷ 20 hay không? Nhưng người Việt Nam chúng ta biết rõ điều đó và chúng ta cũng có thể kể tên rất nhiều tác phẩm, phong trào, và nói rằng toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển đất nước bắt đầu từ thế kỷ 20 tới nay đều được xây dựng trên và xoay quanh khái niệm này. Chúng ta có thể kể đến chữ Pháp quyền trong Việt Nam Yêu Cầu Ca 1919. Chúng ta có thể phân tích các nguyên tắc của Pháp quyền trong Tuyên ngôn độc lập 1945. Hiến pháp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1946. Cương lĩnh năm 1991 sửa đổi bổ sung năm 2011. Hiến pháp 1992. Hiến pháp 2013. Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Và gần đây nhất chính là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Có thể nói gần như mỗi giai đoạn bản lề trong lịch sử quốc gia-dân tộc Việt hai thế kỷ vừa qua đều gắn với việc hiểu và áp dụng khái niệm Pháp quyền này. Và tất nhiên, không thể không kể đến ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của khái niệm Pháp quyền này với lịch sử Việt Nam hiện đại, được thể hiện qua chính một phán quyết của tòa án Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại thuộc địa Hồng Kông năm 1931-1933, thiết chế mà thẩm phán Tom Bingham đã phụng sự cả đời, trong vụ án Tống Văn Sơ. Chính do việc tôn trọng nguyên tắc Pháp quyền này qua việc áp dụng Habeas Corpus (trát bảo thân) nổi tiếng, là linh hồn của nguyên tắc Pháp quyền mà tòa án Anh ở Hồng Kông đã không trục xuất Tống Văn Sơ (tức Hồ Chí Minh) về Đông Dương thuộc Pháp, trả tự do cho Tống Văn Sơ. Chính từ đây, lịch sử Việt Nam rẽ sang trang mới. Trong bối cảnh này, có lẽ không gì phù hợp hơn để kết thúc Lời giới thiệu và giúp độc giả có thể tiếp cận và hiểu nội dung của tác phẩm kinh điển Về Pháp Quyền này của Tom Bingham bằng cách đăng lại toàn bộ bài thơ Việt Nam Yêu Cầu Ca của Nguyễn Ái Quốc xuất bản vào năm 1919 mà như các bạn sẽ thấy, bằng một sự tài tình nào đó đã tương đồng một cách kỳ diệu với các nội dung chính của tác phẩm Về Pháp Quyền của Tom Bingham. Có lẽ, Pháp quyền đúng là một triết lý “gần nhất với một tôn giáo thế tục phổ quát”. VIỆT NAM YÊU CẦU CA Bằng nay gặp hội giao hoà Muôn dân hèn yếu gần xa vui tình Cậy rằng các nước đồng minh Đem gươm công lý giết hình dã man Mấy phen công bố rõ ràng Dân nào rồi cũng được trang bình quyền Việt Nam xưa cũng oai thiêng Mà nay đứng giới thuộc quyền Lang-Sa. Lòng thành tỏ nỗi sút sa Dám xin đại quốc soi qua chút nào Một xin tha kẻ đồng bào Vì chưng chính trị mắc vào tù giam Hai xin phép luật sửa sang Người Tây người Việt hai phương cùng đồng Những tòa đặc biệt bất công Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành Ba xin rộng phép học hành Mở mang kỹ nghệ, tập tành công thương Bốn xin được phép hội hàng Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do Sáu xin được phép lịch du Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm đều phải có thần linh pháp quyền Tám xin được cử nghị viên Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân Tám đều cặn tỏ xa gần Chưng nhờ vạn quốc công dân xét tình Riêng nhờ dân Pháp công bình Đem lòng đoái lại của mình trong tay Pháp dân nức tiếng xưa nay Đồng bào, bác ái sánh tày không ai! Nỡ nào ngảnh mặt ngơ tai Để cho mấy ức triệu người bơ vơ Dân Nam một dạ ước mơ Lâu nay tiếng núp bóng cờ tự do Rộng xin dân Pháp xét cho Trước phò tiếng nước, sau phò lẽ công. Dịch mấy chữ quốc âm bày tỏ Để đồng bào lớn nhỏ được hay Hoà bình may gặp hồi nầy Tôn sùng công lý, đọa đày dã man Nay gặp hội khải hoàn hỉ hả Tiếng vui mừng khắp cả đồng dân Tây vui chắc đã mười phần Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi! Hẵng mở mắt mà soi cho rõ Nào Ai Lan, Ấn Độ, Cao Ly Xưa, hèn phải bước suy vi Nay, gần độc lập cũng vì dân khôn Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt Thế cuộc nầy phải biết mà lo Đồng bào, bình đẳng, tự do Xét mình rồi lại đem so mấy người Ngổn ngang lời vắn ý dài Anh em đã thấu lòng nầy cho chưa. TS. Trần Kiên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật So sánh, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2023

***

VỀ PHÁP QUYỀN - (bìa mềm) - Giá bìa: 

Tác giả: Tom Bingham

Dịch giả: Phạm Hồ Nam & Nguyễn Lữ Quỳnh Anh

Nhà xuất bản: NXB TRI THỨC

Nhà phát hành: OMEGA PLUS BOOKS

***

Hình thức:

Số trang:

Khổ:

Trọng lượng:

Năm phát hành: 2023

***

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá OMIKAMI

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
Ngày xuất bản2023-03-28 00:00:00
Dịch GiảPhạm Hồ Nam & Nguyễn Lữ Quỳnh Anh
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU5568063959182
Liên kết: Set dưỡng chống lão hóa The Therapy Special Gift Set The Face Shop (5SP)