ổng tập Văn học dân gian Nam bộ - Tập 1 Quyển 2: Truyện kể dân gian Nam bộ ( Truyền thuyết địa danh và thôn xã; Truyền thuyết về giai thoại và thú dữ; Truyền thuyết lịch sử thời Chúa Nguyễn, Tây Sơ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Tập 1 - Quyển 2: Truyện Kể Dân Gian Nam Bộ

ổng tập Văn học dân gian Nam bộ - Tập 1 Quyển 2: Truyện kể dân gian Nam bộ ( Truyền thuyết địa danh và thôn xã; Truyền thuyết về giai thoại và thú dữ; Truyền thuyết lịch sử thời Chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn; Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp; Truyền thuyết về Chư Tăng và các Ông Đạo)

Tác giả: Huỳnh Ngọc Trảng và Phạm Thiếu Hương (Biên soạn)

Dự án Sưu tầm – Biên soạn Tổng tập Văn học dân gian Nam bộ gồm nhiều tập của hai tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Phạm Thiếu Hương thuộc chương trình  “Tìm về nét Việt”, dự án Sưu tầm – Biên soạn Tổng tập Văn học dân gian Nam bộ được Quỹ Hoa Sen cấp ngân sách tài trợ với thời gian thực hiện trong ba năm, từ năm 2017 đến năm 2019, dựa trên nguồn hỗ trợ tài chính từ Công ty Karaoke Nice, Quán sách Mùa thu, cùng các thân hữu và bạn đọc tham gia các hoạt động tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối năm 2019, dự án Sưu tầm - Biên soạn Tổng tập Văn học dân gian Nam bộ hoàn thành, nghiệm thu và được NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM đưa vào kế hoạch xuất bản năm 2020. Tháng 7 năm 2020, bốn quyển đầu tiên của Tập 1 trong bộ tổng tập 7 tập 12 quyển chính thức trình làng bạn đọc gần xa. Tuy nói rằng nhóm tác giả tập trung trong ba năm, song thực tế công trình đã được tích lũy trong hàng nhiều năm nghiên cứu điền dã, sưu tầm, và ba năm chính là thời gian tiếp tục khảo sát, hệ thống, sắp xếp, biên soạn và hoàn chỉnh. Có thể nói đây là một công trình công phu, tâm huyết, giá trị.

Rõ ràng, việc sưu tầm – biên soạn một Tổng tập Văn học dân gian ở một vùng đất không chỉ là việc thu gom đơn giản và tùy tiện, mà bao gồm nhiều thao tác nghiêm túc, khoa học, từ việc chọn lựa – xử lý văn bản, đến việc khảo dị, chú giải tên người, tên đất, sự vật, sự việc, sự kiện lịch sử, văn hóa – xã hộ trong văn bản. Mặt khác, sau khi biên soạn các tập thành văn bản cho mỗi thể loại, cũng rất cần thiết tiến hành nghiên cứu chúng cốt đưa ra những thông tin, những nhận định có tính tổng kết. Đó là những tiểu luận khoa học trình bày rõ nguồn gốc, lịch sử, nội dung, đặc điểm, tính chất của các thể loại thuộc kho tàng văn học dân gian ở vùng đất mới phương Nam này.

Nói chung, Tổng tập Văn học dân gian Nam bộ là một sưu tập nhằm cung cấp tư liệu cho việc tìm hiểu, nghiên cứu. Một mặt, bộ sách góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc; và mặt khác, từ đó, hiểu thêm về các khía cạnh lịch sử văn hóa – xã hội, đất và người Nam bộ.

Dự án Sưu tầm – Biên soạn bộ Tổng tập Văn học dân gian Nam bộ gồm 7 tập và thực hiện trong 3 năm.

Tập 1: Truyện kể dân gian Nam bộ

Tập 2: Ca dao - Dân ca Nam bộ

Tập 3: Vè Nam bộ

Tập 4: Tuồng tích sân khấu và Diễn xướng dân gian Nam bộ

Tập 5: Tục ngữ

Tập 6: Truyện thơ và thơ vè lục tỉnh Nam Kỳ

Tập 7: Đồng dao và câu đố

Riêng tập 1 (4 quyển) với chủ đề truyện kể dân gian Nam bộ gồm các thể tài sau đây:

Quyển 1: Sự tích thần kỳ và hoang đường;  Cổ tích

Quyển 2: Truyền thuyết địa danh và thôn làng; Truyền thuyết thú dữ; Truyền thuyết lịch sử thuộc thời Chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn; Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp; Truyền thuyết về Chư Tăng và các ông Đạo

Thực tế, tín niệm thiên định luôn cộng tồn và xung đột với quan niệm “nhân định thắng thiên”. Rõ ràng vùng đất mới phương Nam thời khai hoang, tuy đất đai màu mỡ, nguồn thủy sản phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi, song còn hoang hóa, dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um, muỗi mòng, rắn rí là trở lực to lớn. Đó là cơ sở thực tiễn của thái độ lưng chừng giữa thiên định và nhân định.

Ở các truyền thuyết kể về nguồn gốc địa danh và lai lịch làng xã đã phản ánh những sự tích, những tấm gương của các bậc tiền bối đã “đâm hà bá phá sơn lâm” để thiết lập nên làng xã. Đó là những nỗ lực giành được thắng lợi trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên.

Một trong những loại truyện kể tiêu biểu cho công cuộc khai phá vùng đất mới là tập hợp chuyện kể về thú dữ: sấu, rắn, trâu hoang, heo rừng và đặc biệt là truyền thuyết và giai thoại về cọp. Ở đây, các truyện kể bao gồm cả truyền thuyết lẫn giai thoại – hay nói thông tục hơn là một thứ “ký sự lịch sử” bởi tính chất chỉ định về thời gian, địa điểm và tên người, tên đất cụ thể, và đặc biệt nó phản ánh chân thực thực tế lịch sử của buổi đầu khẩn hoang của từng địa phương, của từng vùng đất. Các giai thoại cười ra nước mắt về cọp đã chỉ ra nỗi ám ảnh về mối đe dọa của cọp; ở đó, có những giai thoại được xác định thời gian diễn ra mới vào những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX. Khi cộng đồng làng tổng đã biết chống cọp bằng súng chứ không thuần là võ nghệ, ví khại, gậy gộc, roi trường và gươm giáo.

Nếu trong tập hợp truyện kể về thú dữ, tiêu biểu là chùm truyện kể về cọp hàm chứa những tín niệm dân gian về tín ngưỡng thờ thần hổ lẫn tín niệm thiên nhân tương ứng, theo phương châm “Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh” thì trong truyền thuyết lịch sử, một biến tướng đặc dị của tín niệm “thiên nhân tương ứng” là tín niệm chủ đạo trong hàng loạt các truyền thuyết liên quan đến thời đoạn bôn ba của Nguyễn Ánh, thường gọi là thời “tẩu quốc”. Ở đó, Nguyễn Ánh được xác tín là một vị “chúng vi vương”, tức có được thiên mệnh nắm giữ ngôi báu trong tương lai. Đó là cơ sở tạo nên hàng loạt các tình tiết hoang đường về việc trên đường bôn tẩu bị quân tướng Tây Sơn truy đuổi đã được trâu đưa sang sông, được rái cá xóa dấu chân, được sấu/ cá ông hỗ trợ, được trời ban cho dòng nước ngọt khi sắp chết khát trên biển, được trời làm mưa giúp ngăn chặn, đánh lạc hướng quân Tây Sơ

Nói chung, dù việc thêu dệt ra những truyền thuyết này là vô tình hay cố ý thì hiện tượng này đã chỉ rõ tín nhiệm “thiên nhân tương ứng” là một tín niệm phổ biến của thời đại ấy. Nói cách khác, tín niệm này là một tín niệm quan trọng định hướng cho sự ảo hóa của nhiều truyền thuyết ở vùng đất này.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều biện sự ứng hợp với các giai đoạn lịch sử cụ thể, một giai đoạn lịch sử vinh quang và đầy bi phẫn, các câu chuyện về những người anh hùng kháng Pháp lại bị chi phối bởi những tín niệm cơ trời, vận trời. Sự thật lịch sử hiển nhiên là tất cả những nỗ lực đầy nhiệt huyết nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược trong giai đoạn này đều thất bại. Thế nhưng đối với người dân Lục tỉnh, tác giả những truyền thuyết và giai thoại kháng Pháp lại lý giải theo cách riêng của họ: đất nước đang hồi bĩ cực, cơ trời chuyển xoay như vậy nên phải vậy.

Tín niệm thời thế này có một điểm chung với một quan niệm xuất phát từ các giáo thuyết thời thượng khác của các tôn giáo cứu thế, những tôn giáo địa phương mà giáo thuyết mang tính chất tổng hợp cả Nho, Phật, Lão đang thu hút một bộ phận dân cư Nam Kỳ trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Đặc biệt nổi bật của thời kỳ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX này là nghĩa quân thất trận và nông dân mất ruộng, cơ cấu xã hội nông nghiệp cổ truyền bị xáo trộn dữ dội, những chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống đang đối đầu với những trào lưu tân thời ngoại nhậ Do vậy dưới nhãn quan của những người ưu thời mẫn thế, sau những cuộc đấu tranh võ trang thất bại thì thực tế lịch sử – xã hội đó cũng được xác tín đúng là thời mạt pháp(theo Phật giáo) hoặc là thời hạ ngươn (tức hạ nguyên– hiểu theo dịch lý Nho – Đạo). Đây là một khẳng định có tính chất tiên tri mà Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên đã phán truyền trước đó và bây giờ lại tỏ ra ứng nghiệm nên giờ đây được tiếp tục xiển dương.

Hạ ngươn Giáp tí (1864) đầu niên,

Gẫm trong thiên hạ không yên chỗ nào.

(Văn Sư Vãi bán khoai)

Theo niềm xác tín này, tín đồ các tôn giáo cứu thế Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa (và sau này là Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và các ông đạo khác) cho rằng thần Phật sẽ cho một vị minh vương xuống trần để cứu đời độ thế, khuyến thiện trừng ác và lập hội Long hoa: mở ra một thượng ngươn mới. Từ đó, một loạt các ông đạo ra đời, dưới những danh xưng khác nhau với hệ thống giáo lý đôi phần dị biệt.

Trong thực tế, những người “kế vị” Phật thầy Tây An như Đức Cố Quản Trần Văn Thành, Đức Bổn Sư Ngô Lợi, cậu Hai Như, ông Cử Đa và thậm chí sau này, ông Đạo Tưở đều chủ trương kết hợp đạo với đời, vận dụng giáo thuyết cứu thế vào mục đích chống Pháp.

+ TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH VÀ THÔN XÃ

−TRUYỀN THUYẾT VỀ THÁC TRỊ AN; SỰ TÍCH TÊN GỌI SÔNG CHÂU PHÊ; ĐẦU TÂY - ĐUÔI HEO - RUỘT NGỰA - ĐÍT LỬA; GIỒNG ÔNG TỐ; ĐỊA DANH CAO LÃNH DO ĐÂU MÀ CÓ; GIÀU NHƯ ÔNG CAI LỮ, MƯU SỰ NHƯ ÔNG THUỘC NHIÊU; TIỀN HIỀN CỦA ĐẢO PHÚ QUỐC; ÔNG GIÀ BA TRI; THẦN CẢ LÀNG KIM SƠN; ÔNG CẢ TRƯỚC Ở TRẢNG BÀNG; SỰ TÍCH CẦU THỊ NGHÈ; CẦU HƯƠNG LỄ; SỰ TÍCH HÒN CAU VÀ HÒN TRẦU; SỰ TÍCH BÃI ÔNG ĐỤNG VÀ CÂY CỎ NÀNG HAI….

+ TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ THÚ DỮ

ÔNG CẢ CỌP MỸ ĐIỀN; THẦN HỔ BA CHÂN; VÌ SAO CÓ CỒN ÔNG HỔ; BÀ MỤ TRỜI; SỰ TÍCH ĐÌA BÀ THẦY; SỰ TÍCH CỌP BA CHÂN; CỌP TU; SỰ TÍCH CÙ LAO ÔNG HỔ; ÔNG BÀ BẮT CON CHÁU CON CHÁU BẮT ÔNG BÀ; CỌP BẦU LÒNG VÕ TÒNG TÂN KHÁNH; CỤ THÁM XOÀI ĐÁNH CỌP; BÀ HỚN BÀ HỞ; GIẾT CỌP GIỒNG GĂNG; SỰ; CHUYỆN ĐÁNH THUỐC CỌP; GIẾT HỔ CỨU BẠN; SỰ TÍCH BA NGÔI MỘ; NGƯỜI ĂN ONG VÀ CHÚA RỪNG; CÔ GÁI HỌ MA; SỰ TÍCH ĐỊA DANH MỎ CÀY; CỌP HÓA RA CHÓ; CON “CHỒN” Ở RẠCH GIÀ; ĂN TRỘM VÀ CỌP RÌNH NHÀ; BẮT CỌP ĂN SÁP, NGƯỜI KHỎI CHẾT; SỰ TÍCH THẦN TRỪ THÚ DỮ ĐẤT LONG ĐIỀN; SỰ TÍCH MIẾU ÔNG CÙ; TẠI SAO CÓ ĐỊA DANH BẾN NGHÉ; ÔNG ĐÌNH TÂY VÀ CON SẤU “NĂM CHÈO”; BẠCH XÀ HẠ MÃNH HỔ; NGƯỜI THẦY RẮN Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI…

+ TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ THỜI CHÚA NGUYỄN, TÂY SƠN VÀ NHÀ NGUYỄN

MIẾU ÔNG BẦN QUÌ (SỰ TÍCH SÔNG XÁ HƯƠNG); SỰ TÍCH ĐỒNG QUAN; SỰ TÍCH TÊN GỌI RẠCH GẦM; SỰ TÍCH CHÙA SẮC TỨ LINH THỨU MỸ THO; SỰ TÍCH CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO RẠCH GIÁ; LANG LẠI ĐẠI TƯỚNG QUÂN; SỰ TÍCH HÒN BÀ VÀ HÒN CẬU Ở CÔN NÔN; TƯỚNG CƯỚP HOẮC NHIÊN; SỰ TÍCH MIẾU ÔNG THẦN MINH; LÊ VĂN KHÔI (SỰ TÍCH ĐỒNG MẢ NGỤY); NGANG NHƯ ÔNG HOÀNH, ÔNG TRẮM; LAI LỊCH ĐỊA DANH THỦ THỪA…

+TRUYỀN THUYẾT VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG PHÁP

−TRUYỆN KỂ VỀ PHAN THANH GIẢN; TÁM CHỮ GIẾT NGƯỜI; TRƯƠNG ĐỊNH VÀ NGƯỜI VỢ ĐẤT GÒ CÔNG; NGƯỜI CON GÁI BẾN NGHÉ; SỰ TÍCH ÔNG THẦN KHÔNG ĐẦU; MƯỜI TÁM DŨNG SĨ CỦA TRƯƠNG ĐỊNH; TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC; ÔNG CHÁNH LÃNH BINH NGUYỄN HƯƠNG; ÔNG DẬT - ÔNG ĐÀ; NGƯU QUÂN THƯỢNG TƯỚNG; SỰ TÍCH VÀM HỔ CỨ; NGUYỄN HỮU HUÂN; TRẦN BÁ LỘC BỊ TIỀN QUÂN NGUYỄN HUỲNH ĐỨC TRỊ TỘI; SỰ TÍCH MIẾU ÔNG GỐC VÀ BẾN TRƯỜNG ĐỔI; VƯỜN TRẦU DẤY NGHĨA; PHAN XÍCH LONG HOÀNG ĐẾ; ĐỨA CON THỨ 13 CỦA ĐỨC PHẬT…

+ TRUYỀN THUYẾT VỀ CHƯ TĂNG VÀ CÁC ÔNG ĐẠO

−TĂNG NGỘ; SƯ TỔ ĐỈA; CHUYỆN TÌNH NƠI CỬA PHẬT; BÀ BA NGỠI; SỰ TÍCH CHÙA TRÀ NỒNG; CHÙA THẦY THIẾM Ở NÚI SẬP; PHẬT THẦY TÂY AN; ÔNG ĐẠO LẬP; ÔNG CỬ ĐA; ĐẠO SĨ NÚI TÀ LƠN;; ĐẠO TƯỞNG; THÁI THƯỢNG HOÀNG MINH; NGƯƠN SOÁI NGUYỄN NGỌC ĐIỀN; ÔNG ĐẠO GÒ MỐI…

Quyển 3: Giai thoại văn nghệ; Cố sự thời thuộc địa

Quyển 4: Truyện ngụ ngôn; Truyện cười; Truyện Trạng

Trích TỔNG QUÁT VỀ CỘI NGUỒN VÀ DIỆN MẠO

Nam bộ là vùng đất mới. Thời lượng lịch sử, tính đến nay chỉ trên dưới ba trăm năm là một trong những nhân tố quyết định xác lập những đặc trưng văn hóa của vùng đất này cũng như đặc điểm của văn học dân gian, trong đó có kho tàng truyện dân gian. Tuy nhiên, văn hóa Nam bộ lại không mới nếu hiểu theo nghĩa nó không phải bắt đầu từ con số không mà là sự phát triển những truyền thống văn hóa cổ xưa của dân tộc ở một không gian mới có những điều kiện tự nhiên và lịch sử – xã hội cụ thể. Chính vì vậy nên chúng ta có thể tìm thấy được những di tích các mẫu đề xa xưa trong kho tàng truyện dân gian ở đây.

Trong Gia Định thành thông chí, sách viết hồi đầu thế kỷ XIX, khi nói về núi Bà Dinh/Bà Đen (tức núi Điện Bà, Tây Ninh), tác giả Trịnh Hoài Đức có chép lời tục truyền về việc “trông thấy cái chuông vàng nơi đáy hồ giống như việc cái khánh ở sông Tứ, cái chuông thấy được ở sông Giang, nhưng đến gần thì biến mất. Lại có đêm trời quang mây tạnh, thấy có thuyền rộng bơi lượn, hát múa du dương, lại thấy con rùa vàng lớn hơn một trượng bất thời bơi lặn trong hồ”. Truyền thuyết này khiến cho chúng ta liên tưởng đến cái chuông nằm dưới đáy Hồ Tây, đến con rùa ở Hồ Hoàn Kiếm của đất Thăng Long và dường như con rùa đây cũng là hồi quang của con rùa vàng – thần Kim Qui, trong truyện Mỵ Châu – Trọng Thủ Và rồi, ở truyền thuyết mang tính chất từ nguyên địa danh dân gian về tên gọi sông Cổ Chiêng cũng thấy dấu ấn của mẫu đề “cái chuông chìm dưới nước” và trong những khoảng khắc thiêng liêng của trời đất, cái “Chiêng Cổ” ấy lại vang lên, dội vào lòng người dân miệt hạ lưu sông Cửu Long. Trường hợp tương tự là truyền thuyết về các đại đồng chung ở Vĩnh Thành (Cái Mơn, Bến Tre), ở vùng Chợ Gạo (Gò Công, Tiền Giang), ở chùa Gò (tức Phụng Sơn tự, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh)

Lại nữa, nếu không bắt nguồn từ những mẫu đồ thần thoại về loài giao long, thủy quái, thuồng luồng xa xưa thì không có lý gì con sấu hung ác ở Bến Tre lại được gọi là “Ông Luồng sông

Tiên Thủy”. Tương tự đây đó, trong một số truyền thuyết, chúng ta lại gặp cái nón có phép đưa chủ qua sông (Thầy Trung ở Cần Thơ, Bà Thầy ở Bến T) giống chiếc nón tu lờ của Không Lộ.

Lại có nhiều chuyện nhắc đến con trâu trắng có phép rẽ nước mà đi xuống thủy cung tương tự như các truyền thuyết kể về những người có tài bơi lặn, nhờ được cái lông trâu trắng trong kho tàng chuyện cổ tích truyền thống.

Phổ biến không kém là dấu vết về ông Khổng Lồ. Truyện ông Khổng Lồ cưới bà Nữ Oa làm vợ mà chúng ta đã biết, dường như có một phụ bản là Sự tích tảng đá trên cây dầu ở Trại Bí(Tây Ninh) và ở nhiều nơi, từ vùng núi non Long Thành – Bà Rịa đến Hà Tiên – Bảy Núi (Long Xuyên), đều có dấu chân ông Khổng Lồ. Như vậy, các mẫu đề thần thoại đã được bảo lưu, nhưng cũng đã biến đổi đi rồi. Sự việc tảng đá nằm trên cháng ba cây dầu ở Trại Bí thì ai cũng biết là do cây dầu ấy thoạt đầu thì mọc dưới tảng đá và rồi những nhánh của nó, theo thời gian tăng trưởng, nâng tảng đá ngày một lên cao. Nhưng sự thật là sự thật. Còn dân gian thì họ suy nguyên theo kiểu khác là gán việc ấy cho ông Khổng Lồ, theo tâm thức truyền thống: đó là một con người to lớn, có sức mạnh dời non lấp biển. Còn dấu chân ông Khổng Lồ là hình lõm giống một dấu chân lớn in sâu trên đá núi thế thôi, cũng như ngược lại dấu chân bé nhỏ in trên đá là dấu chân tiên ở núi Chơn Tiên (Bà Rịa). Các giải thích này coi ra kiểu cách giống như các bàn thờ tiên trên các cụm núi ít ỏi ở miền đất này. Cách lý giải như vậy là sự suy nguyên giản đơn: cái gì không phải do con người làm ra thì được gắn cho là do các đấng siêu phàm tạo nên. Dấu chân ông Khổng Lồ chỉ là mẩu chuyện nhỏ. Ở đây chúng ta không tìm ra được tình tiết thần kỳ nào liên quan nhân quả với dấu chân trên đá ấy, chẳng hạn như hành trạng của ông Khổng Lồ, hay một sự cảm ứng thụ thai của một phụ nữ nào đó vô tình ướm bàn chân mình lên dấu chân đó để rồi sinh ra một anh hùng siêu tuyệ

Nói chung những mẫu đề thần thoại cổ xưa có xuất hiện đây đó trong các truyền thuyết, nhưng không nhiều và cũng không phát triển thành những sự tích hoàn chỉnh theo kiểu cách truyền thống. Chúng tồn tại như những mảnh vụn rời rạc hoặc được tích hợp vào các sự kiện này nọ nhằm suy nguyên những hiện tượng bất thường, kỳ dị hay giải thích một địa danh.

 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá BD

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
Ngày xuất bản2019-10-16 15:38:37
Loại bìaBìa mềm
Số trang587
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Hóa Văn Nghệ
SKU9935151154593
Liên kết: Set dưỡng mini chăm sóc da mụn nhạy cảm Dr. Belmeur Clarifying Trial Kit (3SP)