Từ ba thập niên trở lại đây, nếu như xã hội học lịch sử về các nền văn minh Đông Á đạt được tiến bộ đáng kể, thì chủ yếu là trong việc nghiên cứu các tầng lớp bình dân hay tầng lớp tư sản lớn thời hiện đại. Ngược lại, tầng lớp thượng lưu xưa, những giai cấp hay thành phần xã hội thống trị, vẫn còn nằm quá lâu trong bóng tối, bắt đầu từ các quan chức cao cấp của các nước thuộc văn minh Trung Hoa, chưa bao giờ trở thành đối tượng nghiên cứu có qui mô lớn, kể từ những nghiên cứu của Ch’ü T’ung-tsu (Cù Đồng Tổ), Étienne Balazs và Robert Hartwell, cho đến những khảo cứu gần đây của Pierre-Étienne Will, Paul Smith và Christian Lamouroux, nếu không kể đến các công trình Trung Hoa và Nhật Bản [1] .
Về chế độ quan trường nhà nước ở Đông Nam Á, cụ thể là ở Việt Nam xưa, hiểu biết của chúng ta đặc biệt hãy còn khiêm tốn. Bằng chứng là những hình ảnh tập thể ngày nay vẫn luôn chịu ảnh hưởng của cách đọc và những định đề thừa kế của nền sử học thuộc địa và các nhà truyền giáo, cũng như nền sử học mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa của Việt Nam thế kỷ XX. Những nhận định này, trừ một vài biệt lệ đáng kể và sự khác biệt của một số người khởi xướng trong các thế kỷ XVIII và XIX, còn thì thường được diễn giải, thậm chí là áp đặt, theo mô hình khuôn mẫu của một nền quan lại thối nát và bất lực, trì trệ và xơ cứng, tê liệt trong bảo thủ, cứng nhắc và cổ lỗ. Nói chung, những cuộc điều tra về truyền thống hành chính Viễn Đông chỉ bó hẹp, ít ra là đến thời gian gần đây, trong các quan lại chính thức, và nhiều khi chỉ là mô tả thiết chế của cách thức đào tạo và tuyển dụng - bằng con đường thi cử hay bằng xuy cử - cũng như sự vận hành của bộ máy hành chính mà bản thân nó khá phức tạp.
Kết quả của những nghiên cứu hiện có là đáng kể. Nhưng nói thật ra, những công trình nghiên cứu trong tay ta, có ý định khoanh lại diện mạo xã hội học của chế độ hành chính xưa và nay, trong hai lĩnh vực dân sự và quân sự, vẫn còn ít, và hơn nữa, trong trường hợp Việt Nam, thường bỏ qua tầm vóc hiện đại, thực tế hơn người ta vẫn nói. Còn những công trình tìm cách đi sâu vào cơ chế vận hành giữa bộ máy hành chính và các thành phần xã hội mà nó cai trị, đặc biệt là những thuộc viên đảm nhiệm công việc thường ngày, “hệ thống lại viên” mà công trình này nhắc đến, thì lại càng hiếm hơn. Đấy là chưa nói đến khía cạnh địa lý lịch sử của nền hành chính vẫn còn ít được biết đến, chí ít thì cũng chưa có gì chắc chắn. Đấy là những chủ đề cơ bản của cuốn sách tiên phong này. Nó đề cập trong bối cảnh xứ Bắc Kỳ, khi kết thúc nền độc lập của Đại Nam (tên gọi thời đó của nước Việt Nam ngày nay), và trong bốn thập niên đầu của nền bảo hộ Pháp, giai đoạn bản lề trong đó công thức chính trị của chế độ thuộc địa ở Đông Dương đang được tìm kiếm và hoàn thành việc chuyển từ “chế độ quan lại thời chinh phục” sang một “chế độ quan lại thời quản lý”.
Những đóng góp của công trình này là khá mới mẻ. Trước hết là sự phong phú của tư liệu đầu tay, bằng chữ Hán, chữ Việt hay chữ Pháp, đã được khai thác kiên nhẫn, tập hợp và xử lý ở đây. Đặc biệt đấy là những phông riêng của kinh lược Bắc Kỳ và phông của thống sứ Bắc Kỳ được bảo quản tại Lưu trữ Quốc gia Hà Nội, mà những hồ sơ hành trạng đã cung cấp nhiều yếu tố phong phú cho công trình lịch sử đầu tiên mang tính xã hội học về chế độ quan lại Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20 này. Dưới ánh sáng nguồn tư liệu của triều đình và những công trình gần đây của các nhà sử học Việt Nam, hai chương đầu cuốn sách dựa vào việc nghiên cứu cực kỳ chính xác tính phức tạp của cấu trúc hành chính xưa, về cách thức đào tạo và tập sự, về thể thức chi trả lương bổng và thang bậc thăng tiến, về nền văn hoá riêng biệt và truyền thống triều đình trong việc cải tổ thường xuyên dưới các triều Lê và Nguyễn.
Ngàn năm áo mũ là một nghiên cứu công phu và đầy tham vọng của Trần Quang Đức: dựng lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009-1945).
Trang phục cung đình luôn được quy định nghiêm ngặt và có nhiều đổi thay qua các triều đại. Ngàn năm áo mũ lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại Việt Nam, mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhiều dạng trang phục như bộ Tế phục Cổn Miện uy nghi của các vị hoàng đế, các bộ Triều phục, Thường phục Lương quan, Củng Thần, Ô Sa, Bổ phục trang trọng của bá quan, hay Lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan lộng lẫy của hoàng hậu
Trong khi đó trang phục dân gian không biến động nhiều, phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử. Sự kiện vua Minh Mạng cấm “quần không đáy” là một biến cố lớn lao, để rồi chiếc áo dài năm thân đi vào đời sống dân gian và bây giờ trở thành trang phục quan trọng bậc nhất của người Việt.
Có thể nói, Ngàn năm áo mũ bù đắp phần nào vào khoảng trống mênh mông của lịch sử trang phục Việt Nam nói riêng, lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. Cùng với những ý nghĩa chính trị, xã hội sâu rộng, đây thực sự là một nghiên cứu quan trọng và có giá trị lâu dài.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhã Nam |
---|---|
Ngày xuất bản | 2018-02-14 14:36:30 |
Kích thước | 15 x 24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 2057340217528 |
art art book kẻ trộm sách haruki murakami murakami haruki sách thu giang nguyễn duy cần hồ chí minh hồ chí minh toàn tập omega plus trần đức thảo trần trọng kim khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius kinh dịch lý minh tuấn câu chuyện thực phẩm rong chơi miền chữ nghĩa nhã nam nhượng tống quốc văn giáo khoa thư tô hoài đảo mộng mơ - ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu nghệ thuật đánh cắp ý tưởng the magic - phép màu sách văn học tuyển tập nam cao thiên tài bên trái kẻ điên bên phải tây du ký kim dung nhà giả kim