Lần đầu nhìn vào mục lục của Ý hệ, có lẽ độc giả có thể nghĩ rằng đây là một cuốn lịch sử thuần túy về ý hệ, nhưng thực ra nó còn hơn thế. Giáo sư văn học David Hawkes tại Đại học Bang Arizona, tác giả cuốn sách, không chỉ bàn về lịch sử ý hệ mà còn phê phán nó.
Trước hết, thế nào là một ý hệ hay hệ tư tưởng? Chúng tôi sử dụng định nghĩa của Ted Ý hệ hay Hệ tư tưởng được hiểu là một tập hợp các niềm tin hoặc triết lý được gán cho một người hoặc một nhóm người, đặc biệt là được tổ chức vì những lý do không hoàn toàn là nhận thức luận, trong đó “các yếu tố thực tiễn cũng được chú trọng như các yếu tố lý thuyết. Trước đây thuật ngữ ý thức hệ được áp dụng chủ yếu cho các lý thuyết và chính sách kinh tế, chính trị hoặc tôn giáo. Nói cách khác những giá trị và niềm tin chuẩn mực này dựa trên những giả định căn bản về thực tại, những giả định này có thể có hay không có một nền tảng thực kiện” – định nghĩa của Ted Honderich trong bộ sách The Oxford Companion To Philosophy, Oxford University Press 1995.
Ý hệ hay Hệ tư tưởng được hiểu là một tập hợp các niềm tin hoặc triết lý được gán cho một người hoặc một nhóm người, đặc biệt là được tổ chức vì những lý do không hoàn toàn là nhận thức luận, trong đó “các yếu tố thực tiễn cũng được chú trọng như các yếu tố lý thuyết. Trước đây thuật ngữ ý thức hệ được áp dụng chủ yếu cho các lý thuyết và chính sách kinh tế, chính trị hoặc tôn giáo. Nói cách khác những giá trị và niềm tin chuẩn mực này dựa trên những giả định căn bản về thực tại, những giả định này có thể có hay không có một nền tảng thực kiện” – định nghĩa của Ted Honderich trong bộ sách The Oxford Companion To Philosophy, Oxford University Press 1995.
Hiện nay trên thế giới chỉ còn 2 loại ý hệ chính đang chi phối các diễn ngôn chính trị toàn cầu:
Khi nói đến Chủ nghĩa Mác như một loại ý hệ chúng tôi chủ yếu dựa vào quan điểm của Edgar Morin, cha đẻ của lý thuyết phức hợp. Ông viết: “Chủ nghĩa Mác trở thành ý hệ khi hệ thống mất đi tính phức hợp, khi một trong những phiên bản ý hệ sơ lược hóa của nó thành chủ thuyết chính thống”.
Còn về Ý hệ dân chủ? Edgar Morin nhận xét: “Ý hệ dân chủ chứa đựng trong nó huyền thoại lớn gồm 3 ngôi: Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái. Ở đâu có tình trạng nô dịch, độc tài, toàn trị, thì nó mang đến hi vọng và lời hứa hẹn giải phóng. Ý hệ huyền thoại dân chủ mang trong lòng nó các nguyên lý về khoan dung và đa phương: nó chứa đựng trong trái tim nó một hạt nhân không thể qui giản được và mang tính thế tục: chân lý tuyệt đối độc nhất của chính thể dân chủ không có gì khác với “luật chơi” cho phép các chân lý đối kháng được đối diện với nhau trên địa bàn của nó”. Triết gia Soren cũng nhận xét rằng chưa từng có ý hệ chính trị nào mà không có mang theo trong bản thân nó các yếu tố huyền thoại và thần bí.
Theo nhà kinh tế học D.C. North trong cuốn Structure And Change In Economic History, New York: N, (1981).
Cần lưu ý chúng ta không nên hiểu cá nhân trong trạng thái đối lập với xã hội vì cá nhân cũng cưu mang trong bản thân nó toàn bộ các mối quan hệ xã hội. Nghĩa là: cá nhân tạo thành xã hội nhưng xã hội cũng tạo ra cá nhân. Chính mối quan hệ biện chứng này giải thích hiện tượng “Ảo cảnh tập thể” hay những cơn điên cuồng không sao kiểm soát được một khi đám đông lên cơn thịnh nộ hủy diệt một ý hệ cũ và thay thế nó bằng một ý hệ mới. Chức năng của một ý hệ như thế là một chức năng kép: duy trì các huyền thoại/ thế giới quan/ nhân sinh quan/ bản sắc văn hóa xã hội của cá nhân, giúp cá nhân tránh không phải trực tiếp đương đầu với tình trạng hỗn loạn/ phi chuẩn về nhận thức, nhưng đồng thời ý hệ còn có chức năng phê phán/ hủy diệt/ đặt m.ìn/ ném bom vào những hệ tư tưởng/ thiết chế xã hội/ giáo lý khác có nguy cơ phá sập tính ổn định của ý hệ.
Các nhà xã hội học và triết gia gần như thống nhất ở một nhận xét là: sau một chu kỳ sống nhất định ý hệ, khi từ chối đối thoại, đóng kín trong một hình thức quang phương nhất định mang tính loại trừ, bị hóa thạch, xơ cứng, bê tông hóa, nó có thể trở thành một quái vật đòi hỏi sự sùng bái và trung thành giống như tôn giáo, trở thành một thứ máy chém của tầng lớp thống trị, thẳng tay đưa lên đoạn đầu đài tất cả những gì đối kháng trên đường đi của nó. Nhưng con quái vật này sở dĩ có thể sở hữu một sức mạnh ghê gớm là vì nó có khả năng tự trình diện trước mặt công chúng như đại diện chính thức cho chân lý, đặc biệt là chân lý khoa học. Ý hệ “đóng hộp” một số “tín điều” nhất định theo một công thức cố định (huyền thoại + tôn giáo + bản sắc dân tộc + truyền thống văn hóa + khoa học kỹ thuật + hứa hẹn kinh tế + cung cấp sẵn mô hình tư duy/ cảm nhận) và dán lên cái hộp đó hai chữ “chân lý tuyệt đối.”
Vậy thì bổn phận của một người trí thức là gì khi nhận ra sự xơ cứng của một hệ tư tưởng và muốn làm suy yếu sức mạnh của nó? Trách nhiệm tinh thần/ đạo đức của một người trí thức trong hoàn cảnh đó là: làm rã đông/ mềm hóa những khuôn mẫu nhận thức và kinh nghiệm đã đóng băng và dán nhãn “Chân Lý.” Câu hỏi cần phải đặt ra là: đâu là những dấu hiệu/ tiêu chí giúp chúng ta nhận ra tình trạng bê tông hóa của một ý hệ?
Tác phẩm Ý hệ của tác giả David Hawkes, thông qua bản dịch của bạn Xuân Huy, sẽ giúp độc giả đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.
Trình thuật Mark 5;1-20 trong Kinh Thánh ghi lại việc Đức Giê Su trừ quỷ như sau: “Người vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Người. Anh này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích. Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thể kiềm chế anh được. Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá đập vào mì” Khi được hỏi tên, thần ô uế này đáp: “tên tôi là Đạo Binh, vì chúng tôi đông lắm” Đã một thế kỷ kể từ khi William Butler Yeats cảm nhận được sự khuấy động của “đàn thú dữ” với cái nhìn “trống rỗng và tàn nhẫn như mặt trời”. Giờ đây, sự tái sinh của chúng lại đến, được tiền trạm bởi những kỵ binh phi nước đại của chiến tranh và dịch bệnh, chúng cũng tự gọi mình là Đạo Binh, nhưng ngày nay được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Ý Hệ” và quả vậy, không xiềng xích, gông cùm nào có thể kiềm chế được chúng.
David Hawkes truy tìm lịch sử của khái niệm này (ý hệ) bằng cách đề cập đến sự bóp méo mối quan hệ giữa tư tưởng và chính sự thể hiện tư tưởng.
Trong các trang viết rõ ràng, Hawkes xem xét những tranh biện xung quanh các hệ tư tưởng, sử dụng nhiều ví dụ xuyên suốt để làm sáng tỏ lập luận của mình. Ông luận về các nhà tư tưởng quan trọng trong lĩnh vực này, từ Luther đến Baudrillard, và cố thử đặt ý hệ trong khuôn khổ của chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hậu Mác và chủ nghĩa hậu hiện đại.
Tác phẩm đã đặt ra được câu hỏi về hệ tại và tác động của ý hệ tới các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, từ đó khả dĩ kết luận: “Kiến thức và hiểu biết về truyền thống các ý hệ xuyên suốt, mà qua đó nhân loại đã hằng cố gắng mô tả thông qua các biểu hiện ý hệ là điều cần thiết cho sự tường minh về triết học, nghệ thuật và văn học đương đại.” Với thư mục mới được cập nhật và những gợi ý học thuật thú vị, đồ rằng “Ý Hệ”, trong lần xuất bản mới này, chính là ngõ dẫn vào sự tường minh đó vậy.
Cước chú: Từ “ý hệ” thường được sử dụng như một từ đồng nghĩa với các ý tưởng chính trị như là điển hình cho sự mục nát ngôn từ nhằm che giấu đặc tính phản chính trị về cơ bản của chính thuật ngữ này.
Lần đầu nhìn vào mục lục của Ý hệ, có lẽ độc giả liền nghĩ rằng đây là một cuốn sách lịch sử thuần túy về ý hệ, nhưng thực ra nó còn hơn thế. Giáo sư Văn học David Hawkes tại Đại học Bang Arizona, tác giả cuốn sách, không chỉ bàn về lịch sử ý hệ mà còn phê phán nó. Thông qua sáu chương bàn về sáu thời kỳ, chủ đề cơ bản và trường phái tư tưởng khác nhau, tác giả đã tiến hành nghiên cứu những khái niệm về ý hệ và dần dần chứng tỏ chúng là ý thức sai lầm thông qua nguồn tài liệu đa dạng được thu thập và không chỉ giới hạn ở những tư tưởng của các triết gia lớn mà còn mở rộng đến các tác phẩm văn học, điện ảnh, tâm lý học, nhân học, vân vân. Xử lý nguồn tài liệu đồ sộ đến vậy, Ý hệ nhắm đến trình bày sự mở rộng từng bước một của ý hệ để đạt đến hình thức cao nhất của nó, cũng là cấp độ quyền lực cao nhất của nền kinh tế tư bản đương thời trong mối tương quan với ký hiệu học hậu hiện đại với tư cách là tư tưởng ý hệ của nó. Theo đó, tiền tệ không đơn thuần là một phương tiện trao đổi như trong những giai đoạn trước; trong nền kinh tế tư bản đương thời có đặc điểm tiêu thụ và trao đổi và được chống đỡ bởi tư tưởng ý hệ hậu hiện đại của nó, thay vào đó, tiền tệ trở thành một “sự biểu trưng” hoàn toàn tự trị, một cái biểu đạt không có cái được biểu đạt, tách hẳn khỏi con người và quay lại thống trị toàn bộ cuộc sống con người; hệ quả có thể chỉ ra được từ tình cảnh này là: cuộc đấu tranh về ý hệ đã biến đổi thành một tình trạng phức tạp hơn bao giờ hết. Ngoài 6 chương như đã đề cập ở trên, ấn bản thứ hai của Ý hệ xuất bản năm 2003 bổ sung thêm chương 7 để thảo luận về Ý hệ sau sự kiện ngày 11 tháng 9.
Ý hệ của Giáo sư Hawkes thực sự là một tác phẩm có kiến giải sâu sắc về những vấn đề ý hệ, nó thuộc về sự phê phán ý hệ và xã hội học về tri thức. Cuốn sách này có thể hữu ích và đáng đọc với các chuyên gia và sinh viên quan tâm đến chủ đề này. Độc giả có thể đọc sách này với hai mục đích cùng lúc: nhìn lại lịch sử thuần túy của ý hệ tại những điểm đáng chú ý của nó và đi xa hơn vào khía cạnh phê phán ý hệ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng học được phương pháp trình bày của tác giả theo một cách nào đó, học được cách lắp ghép các mảnh rời lại với nhau, phân tích và sắp xếp chúng theo trật tự, hoặc lấy một số chi tiết làm những ví dụ điển hình để minh họa cho vấn đề
– Ts.Dương Ngọc Dũng -
David Hawkes sinh năm 1964 tại Wales, ông là một Giáo sư tiếng Anh tại Đại học Bang Arizona, Tempe, thuộc tiểu bang Arizona. Ông chính là tác giả của bảy cuốn sách và cũng là người biên tập nhiều cuốn sách khác nhau, trong đó gồm cuốn Ý hệ. Đồng thời ông đã xuất bản hơn 200 bài báo và bài phê bình trên các tạp chí như The Nation, Các nền văn hóa hiện đại, Văn học và Thần học và nhiều ấn phẩm học thuật phổ biến khác.
David Hawkes sinh năm 1964 tại Wales, ông là một Giáo sư tiếng Anh tại Đại học Bang Arizona, Tempe, thuộc tiểu bang Arizona. Ông chính là tác giả của bảy cuốn sách và cũng là người biên tập nhiều cuốn sách khác nhau, trong đó gồm cuốn Ý hệ. Đồng thời ông đã xuất bản hơn 200 bài báo và bài phê bình trên các tạp chí như The Nation, Các nền văn hóa hiện đại, Văn học và Thần học và nhiều ấn phẩm học thuật phổ biến khác.
***
Thông tin về sách:
Ý HỆ (bìa mềm) - Giá bìa: 197.000đ
Tác giả: David Hawkes
Dịch giả: Xuân Huy
Nhà xuất bản: NXB Phụ nữ Việt Nam
Nhà phát hành: THƯ HIÊN DỊCH TRƯỜNG
***
Hình thức: bìa mềm
Số trang: 404
Khổ: 13x20.5
Trọng lượng: 400gram
Năm phát hành: 2022
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty Thư Hiên Dịch Trường |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-12-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Xuân Huy |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 404 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam |
SKU | 4409628131715 |
adam smith how psychology works bàn về tự do chính trị thu giang nguyễn duy cần thần thoại sisyphus tư tưởng hồ chí minh hồ chí minh chu dịch huyền giải socrates lược sử will durant 12-hoang-de-la-ma súng vi trùng và thép nam hoa kinh lịch sử triết học những nhà tư tưởng lớn alain de botton triết học giáo dục lược sử triết học 60 phút marcus aurelius sự an ủi của triết học nietzsche suy ngẫm đầu tiên vào buổi sáng trò chuyện với vĩ nhân kant khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius một chỉ dẫn cho người bị bối rối tôi tư duy vậy thì tôi vẽ