Tại sao việc tổ chức học tập trong tổ chức lại quan trọng? Và bạn nên thực hiện những bước nào để tối đa hóa tiềm năng của tổ chức. Cuốn sách Tổ Chức Học Tập sẽ chỉ ra được tầm quan trọng của việc học tập trong tổ chức. Quyển sách dạy chúng ta cách phát huy những tư duy mới, các phương thức làm việc tập thể và tạo ra kết quả mà chúng ta thật sự mong muốn trong đời sống và tổ chức.
Tầm quan trọng của tổ chức học tập trong doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh hiện đại ngày càng khắc nghiệt và không ngừng đặt ra các yêu cầu mới cho doanh nghiệp. Lời giải của bài toán cạnh tranh này không gì khác ngoài việc trang bị sẵn tốc độ nhanh nhẹn, khả năng linh hoạt để sẵn sàng đáp ứng với các xu hướng mới, thậm chí là trở thành nhà tiên phong. Để có thể tồn tại và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đó, các doanh nghiệp đang ngày càng ưu tiên đào tạo – tổ chức học tập và coi đó như một yếu tố văn hoá cốt lõi. Văn hoá học tập (learning culture) xuất hiện và được coi trọng trong doanh nghiệp là vì vậy.
Có thể liệt kê một số lợi ích dễ thấy nhất ở một doanh nghiệp đề cao văn hoá học tập:
Cổ vũ văn hoá học tập trong một tổ chức không phải là việc có thể làm trong ngày một ngày hai mà là một quá trình bền vững theo chiến lược, đòi hỏi cái tâm và sự kiên trì của nhà lãnh đạo. Thật may mắn là bạn có thể hiện thực hoá điều đó nhờ các bí quyết trong cuốn sách Tổ chức học tập
5 Nguyên lý chủ chốt của một tổ chức học tập
Trong Tổ chức học tập, tác giả Senge cho thấy nhiều công ty được giải thoát khỏi tình trạng “thiểu năng học tập” vốn đe dọa hiệu quả kinh doanh và thành công của tổ chức bằng cách áp dụng những chiến lược của các tổ chức học tập – những công ty cho phép các mô hình tư duy mới và mở rộng phát triển, hình thành cảm hứng tập thể, và mọi người liên tục học cách tạo ra những kết quả họ thật sự khao khát.
5 Nguyên lý quan trọng đó của Tổ chức Học tập bao gồm: Làm chủ bản thân, Chia sẻ tầm nhìn, Những mô hình tư duy, Học nhóm – học tập theo đội, và Tư duy hệ thống.
Mô hình 5 nguyên lý chủ chốt của một tổ chức học tập
Các tổ chức học tập chủ yếu thông qua quá trình học tập của các cá nhân trong tổ chức, tuy nhiên học tập cá nhân không đảm bảo tạo ra một “tổ chức học tập”. Làm chủ bản thân là nguyên lý theo đó các cá nhân không ngừng xác định và xây dựng tầm nhìn cho mình, tập trung năng lượng của mình, phát triển tính kiên nhẫn và quan sát thực tế một cách khách quan. Sự làm chủ này (mastery) vượt lên trên năng lực và kỹ năng cá nhân mặc dù đã bao hàm những yếu tố này. Các cá nhân có mức độ làm chủ bản thân cao luôn học hỏi không ngừng, và biết rõ những điểm chưa hoàn thiện của mình, biết rõ sự “ngu dốt” của mình và cần phải hoàn thiện những gì.
Các cá nhân sẽ cùng thiết lập sự cam kết với đội/nhóm làm việc của mình, cùng xây dựng/chia sẻ tầm nhìn chung về tương lai của tổ chức, và phát triển các nguyên tắc và hoạt động hỗ trợ cho quá trình dẫn đến tương lai đó.
Mô hình tư duy là các giả thiết, sự khái quát, định kiến, và cả các hình ảnh đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của các cá nhân và ảnh hưởng đến cách mà cá nhân đó nhìn nhận về thế giới xung quanh và hành động. Trong tổ chức học tập, mỗi cá nhân không ngừng xác định, làm rõ và hoàn thiện cách mà họ nhìn nhận về thế giới xung quanh.
Khả năng và kỹ năng tư duy cho phép các tổ/đội xây dựng trí tuệ, năng lực của tổ/đội lớn hơn năng lực của các cá nhân trong tổ/đội cộng lại.
Cực kỳ cần thiết để 5 nguyên tắc này hài hòa phát triển cùng nhau. Để tổng hợp những công cụ mới thì bao giờ cũng khó hơn ứng dụng từng nguyên tắc một. Đây chính là lý do tại sao suy nghĩ hệ thống là nguyên tắc thứ năm. Đây chính là nguyên tắc tập hợp các nguyên tắc khác, kết dính chúng với nhau thành một thể thống nhất bởi nếu không có định hướng có hệ thống, sẽ chẳng có động lực để tìm hiểu xem làm thế nào mà các nguyên tắc lại tương hỗ với nhau. Bằng cách phát triển từng nguyên tắc một, nguyên tắc thứ năm này cho chúng ta thấy kết quả tổng thể là lớn hơn nhiều so với tổng của từng phần. Có thể thấy tư duy hệ thống là điểm quan trọng nhất trong học thuyết “Tổ chức học tập” của Peter Senge. Tư duy hệ thống là nguyên lý có vai trò kết nối tất cả các nguyên lý còn lại của tổ chức học tập bao gồm làm chủ bản thân, tầm nhìn chia sẻ, học tập theo tổ đội và mô hình tư duy. Đó là cách suy nghĩ, ngôn ngữ sử dụng để mô tả và cảm nhận về các lực lượng hay các mối quan hệ tạo nên các hành vi trong hệ thống tổ chức. Tư duy hệ thống giúp cán bộ quản lý cũng như nhân viên tìm hiểu cách thức thay đổi hệ thống hiệu quả hơn và hành động phù hợp với các quy trình rộng lớn hơn của bối cảnh kinh tế và tự nhiên bên ngoài hệ thống. Tư duy hệ thống giúp mỗi nhân viên vận dụng cách tiếp cận hệ thống khi ra quyết định thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh hay vấn đề của riêng họ.
Văn hoá học tập (learning culture) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về tài chính, tiềm năng, năng lực, tính linh hoạt,thương hiệu tuyển dụng,…
Hiểu cặn kẽ nội dung cuốn sách sẽ giúp chúng ta:
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | BIZBOOKS |
---|---|
SKU | 5492520133958 |
fahasa nhà sách fahasa 7 thói quen hiệu quả robin sharma mindset deep work lý thuyết trò chơi sách how psychology works nhà sách tiki thần số học thích nhất hạnh tâm lý học tội phạm thần số học lê đỗ quỳnh hương tâm lí học tội phạm thay đổi cuộc sống với nhân số học suy tưởng 999 bức thư gửi chính mình little stories nguyễn phi vân sách kỹ năng sống thôi miên bằng ngôn từ thiên nga đen vãn tình tâm lý học tư duy phản biện sách hay bí mật của nước 999 lá thư gửi cho chính mình lối sống tối giản của người nhật