KTSG số 50-2023: Bàn chuyện lành mạnh hóa thị trường tín dụng Việt Nam
(KTSG) – Những sai phạm xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) là không có tiền lệ và không thể để lặp lại. Hoàn thiện các quy định của pháp luật, giám sát việc thực thi các quy định này và có những biện pháp xử lý phù hợp với các tổ chức tín dụng yếu kém là đề xuất của các chuyên gia nhằm hướng tới mục tiêu tái cơ cấu, lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Tránh rủi ro chính sách để doanh nghiệp an tâm đầu tư (mục Ý kiến): Một khi các chính sách và quy định chưa thật sự chắc chắn thì doanh nghiệp cũng khó mà an tâm để tham gia đầu tư.
Thưởng Tết trong năm “kinh tế buồn” (An Nhiên): Thưởng Tết năm nay ra sao phải sau ngày 25-12-2023, là hạn cuối các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết của doanh nghiệp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mới biết rõ. Tuy vậy, không khó để đoán thưởng Tết sẽ ảm đạm hơn trong một năm “kinh tế buồn” như thế này.
Lựa chọn nào cho năm 2024? (TS. Võ Đình Trí): Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2024 và ẩn chứa nhiều bất ổn, nếu Việt Nam quyết tâm ưu tiên cho tăng trưởng, quan trọng hơn cả ổn định vĩ mô, thì đây là một quyết định khá mạo hiểm.
Giá lúa tăng mạnh do sốc thị trường hay tăng bền vững? (Nguyễn Văn Sánh): Dù giá cả thị trường gạo thời gian vừa qua là bất thường, nhưng Việt Nam vẫn có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng thêm thị trường cho mặt hàng gạo, nhất và ở thị trường gạo cao cấp.
Lỗ hổng tái cơ cấu ngân hàng yếu kém (Lưu Minh Sang): Đại án liên quan đến Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn có thể được xem là lớn nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam nếu xét về số tiền gây thiệt hại. Nhìn lại cả hai vụ án có thể nhận thấy nhiều điểm trùng hợp và gợi lên những lỗ hổng đang tồn tại trong cơ chế xử lý ngân hàng yếu kém.
Từ vụ Vạn Thịnh Phát – SCB, bàn chuyện lành mạnh hóa thị trường tín dụng Việt Nam (Hoàng Hạnh): Sự việc đã xảy ra ở SCB liệu có phải là cá biệt? Nhìn vào cơ cấu cổ đông của một số NHTM, chúng ta thấy những tên tuổi lớn, sở hữu hoặc đồng sở hữu nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành. Đó là dấu hiệu đầu tiên cần xác định để theo dõi, giám sát.
Chọn phương án đúng xử lý các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt! (Khánh Nguyên): “Để lành mạnh hóa các tổ chức tín dụng, bắt buộc phải lựa chọn biện pháp hợp lý dù có thể nghiêm khắc”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.
Có một khủng hoảng nợ đang chực chờ? (Nguyễn Phán): Vì khủng hoảng kinh tế sẽ diễn ra cục bộ và không đồng nhất. Fed sẽ nhìn thấy lạm phát giảm xuống gần mục tiêu, với nền kinh tế tổng quát không khủng hoảng. Fed sẽ bắt đầu cắt lãi suất vào năm sau khi lạm phát yếu đi, nhưng vẫn có thể giữ khoảng cách đủ để cắt khi khủng hoảng thực sự.
VN-Index vẫn chưa thoát khỏi xu hướng đi ngang tích lũy (Thanh Thủy): Nhà đầu tư được khuyến nghị vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng, ưu tiên việc quản trị rủi ro cho danh mục, hạn chế các giao dịch ngắn hạn với tỷ trọng lớn.
Tiết kiệm và chứng khoán (Triêu Dương): Hệ số P/E của chỉ số VN-Index tính đến ngày 11-12-2023 đang ở mức 13,86 lần, dù có tăng so với mức 10,51 lần vào cuối năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình năm năm qua và cũng thấp hơn nhiều so với P/E của kênh tiết kiệm ngân hàng – hiện đã lên tới 20 lần.
Kỳ vọng vào thu nhập ngoài lãi tại một số ngân hàng (Linh Trang): Thu nhập ngoài lãi trong chín tháng đầu năm 2023 của hầu hết ngân hàng đều sụt giảm do tăng trưởng tín dụng thấp và chi phí lãi tăng cao. Tuy vậy, điểm sáng vẫn xuất hiện ở khoản mục thu nhập ngoài lãi tại một số ngân hàng.
Chênh lệch kỳ hạn và câu chuyện phát triển tín dụng của các ngân hàng (Triệu Minh): Tình trạng chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn đầu vào và vốn đầu ra mở rộng hơn, khiến tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại tư nhân cao hơn quy định, đã ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng tín dụng?
“Chuyển đổi kép” gia tăng giá trị, sức mạnh thương hiệu cho doanh nghiệp (Ngọc Như): Xây dựng thương hiệu là một quá trình dài, cần sự đầu tư và kiên trì thực hiện của cả tập thể. Không chỉ duy trì uy tín mà việc phát triển thương hiệu lớn mạnh, khác biệt cũng như tận dụng hiệu quả sức mạnh của nó là bài toán lớn cho bất kỳ doanh nghiệp nào trên thương trường.
Thích ứng với CBAM: Doanh nghiệp muốn hội nhập thì phải “nhập hội”! (Phan Ngọc Trâm – Treng Tuệ Trân): Để tuân thủ Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới” (CBAM) của liên minh châu Âu hiệu quả, doanh nghiệp xuất khẩu cần hiểu đúng nghĩa vụ của mình trong quy trình lập báo cáo CBAM để nộp cho cơ quan hải quan EU và cơ quan quốc gia thành viên có thẩm quyền.
Thuế chồng thuế: Làm sao để tránh? (Nguyễn Thành Trân – Đinh Khương Duy): Một nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thuế là thu nhập chỉ bị đánh thuế một lần. Tuy nhiên, Việt Nam và nhiều nước khác đang gặp hiện tượng đánh thuế hai lần (thuế kép).
Taylor Swift – ngôi sao trong làng… sở hữu trí tuệ! (Lê Thiên Hương): Cô ca sĩ trẻ người Mỹ nổi tiếng thế giới Taylor Swift được tạp chí Time bình chọn là “nhân vật của năm”. Đây là nghệ sĩ giải trí đầu tiên trên thế giới nhận được danh hiệu này. Cũng nhân dịp này, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới nhấn mạnh rằng Taylor Swift còn là một “siêu sao về quyền sở hữu trí tuệ”…
Ngành công nghiệp game: thành bại tại bản quyền (Nguyễn Lương Sỹ): Bản quyền không thể tạo ra game hay, nhưng bản quyền sẽ “hộ tống” nhà sản xuất trên mọi bước đường phát hành và tìm kiếm lợi nhuận.
Để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc (Nguyễn Văn Phúc – Nguyễn Nhật Dương): Hoạt động chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc trên thực tế vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục và đầu tư, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần phân bổ nguồn lực hợp lý để ưu tiên giải quyết các thủ tục hành chính cũng như sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn về ưu đãi đầu tư đối với hoạt động này.
Quyền bảo toàn nguyên tác – cởi mở hay khép kín? (Nguyễn Ngô Thành Danh – Nguyễn Thái Hải Lâm): Các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ bắt nguồn từ Công ước Berne vốn chủ yếu phản ánh nỗ lực và tư tưởng của các quốc gia theo hệ thống Dân luật. Vì vậy, trước khi đi đến giải pháp, có lẽ cũng cần điểm qua góc nhìn của các quốc gia Dân luật về quyền bảo toàn nguyên tác.
Liệu chúng ta có đang đánh giá “AI” quá cao? (Phan Đình Nguyện): Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) tới thị trường lao động rõ ràng là có nhưng ở một phạm vi ra sao. Lắng lại một chút sau những bài báo, video clip, diễn đàn, nghiên cứu từ nước ngoài vào trong nước về AI, chúng ta liệu có đang đánh giá nó cao quá không?
Khi chuỗi cà phê hàng đầu thế giới vào Việt Nam (Ricky Hồ): Trong tuần này, chuỗi cà phê Top 4 thế giới Cotti Coffee khai trương gần như cùng lúc ba cửa hàng tại TPHCM. Các dấu hiệu ban đầu cho thấy chuỗi này rất thận trọng với chiến lược “chất lượng, nhưng giá cả cạnh tranh”.
Khi nào thợ hàn hết “bất cẩn”? (Mục Nhĩ): “Thợ hàn bất cẩn khiến xỉ hàn văng ra gặp vật liệu dễ cháy dẫn đến hỏa hoạn” thường là nguyên nhân của nhiều vụ cháy đã được báo chí đăng tải trong hàng chục năm qua. Nguyên nhân đã cũ, nhưng thiệt hại về con người và tài sản do cái cũ này luôn mới, không ngờ tới vậy mà vẫn tồn tại, vì sao?
“Cối xay gió” của một thầy giáo dạy văn (Nguyễn An Nam): Học trò ngủ suốt buổi học văn. Đứa thức thì ngáp vắn ngáp dài. Chúng cảm thấy hứng thú hả hê trước một màn trình diễn rap của bạn cùng lớp (có nội dung công kích chính giờ học văn) thay vì nghe thầy giáo bình giảng vẻ đẹp của một đoạn thơ…
Lao xao tiếng chợ (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Với người Mông, mỗi tuần đi chợ một lần không chỉ để mua bán mà còn là để gặp bạn, để vui chơi sau một tuần lao động nặng nhọc. Chợ miền núi luôn mang đậm phong vị: đa sắc màu văn hóa, người dân thật thà, chất phác trong mua bán, có sao nói vậy chứ tịnh không có cảnh chao chát, lọc lừa.
Từ “Bé Sen” của Đồng Tháp nghĩ về linh vật cho Sài Gòn – TPHCM (Nguyễn Văn Mỹ): Từ câu chuyện hình ảnh nhận diện thương hiệu “Bé Sen” của tỉnh Đồng Tháp nghĩ đến một Sài Gòn – TPHCM năng động và luôn dẫn đầu trong thu hút khách du lịch lại chưa có linh vật biểu tượng.
Thương từ cội rễ… (Vũ Thị Huyền Trang): Khách du lịch chỉ quan tâm bản sắc văn hóa truyền thống. Mà thứ bản sắc văn hóa nằm trong chính cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người.
Có hẹn với đỗ quyên! (Thanh Tâm): Cũng là hoa của mùa xuân nhưng so với những mai, đào, cúc, thược dược… hoa đỗ quyên ít tiếng, khiêm tốn hơn dù vẻ đẹp không hề kém cạnh.
Robot có cài AI (Nguyễn Vũ): Hollywood đã “huấn luyện” cho con người một nỗi sợ robot hay người máy, như trong loạt phim “Terminator”. Nay ý tưởng trao cho robot khả năng hiểu biết, lập luận, lên kế hoạch rồi thực thi, kể cả tùy biến theo tình huống là ý tưởng có thể gây một nỗi sợ tương tự.
Áp lực từ Trung Quốc kích hoạt cuộc đua giảm giá xe điện (Lạc Diệp): Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ xe điện giá rẻ của Trung Quốc, các hãng xe tại Mỹ và châu Âu đang vội vã tìm kiếm những cách thức để giảm giá thành sản xuất, duy trì khả năng cạnh tranh.
Kinh tế Mỹ liệu đã có thể nghĩ đến “hạ cánh mềm”? (Song Thanh): Những tín hiệu tích cực từ thị trường lao động, cùng việc lạm phát hạ nhiệt đã góp phần xua tan những lo ngại về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, như vậy liệu đã đủ để đảm bảo cho một kịch bản hạ cánh mềm?
Mời bạn đọc đón xem!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Tạp chí Kinh tế Sài Gòn |
---|---|
Ngày xuất bản | 2023-12-14 16:09:45 |
Nhà xuất bản | Saigon Times Group |
SKU | 9535606150306 |
lớp học mật ngữ fahasa artbook how money works khoa học về làn da khoa học làn da bao chí người truyền ký ức lời nguyền tiền mặt kinh tế vi mô tiền đấu với vàng how money works - hiểu hết về tiền tam quốc diễn nghĩa sài gòn cẩm nang du lịch blackpink nct bts tạp chí nước ngoài tạp chí kinh tế graphic design tạp chí pi tạp chí nhà đẹp 2021 tạp chí làm đẹp báo forbes lớp học mật ngữ tập 14 thiên thần nhỏ kilala vol.45 tạp chí nội thất