Giới thiệu Sách - Vượt qua cái tôi: Đối thoại giữa nhà sư và nhà khoa học - Thái Hà Books
Vượt qua cái tôi: Đối thoại giữa nhà sư và nhà khoa học
Công ty phát hành: Thái Hà
Ngày xuất bản: 9/2020
Tác giả: Matthieu Ricard, Wolf Singer
Dịch giả: Lê Trường Sơn
Nhà xuất bản: Hà Nội
Số trang: 340
Khổ giấy: 16 x 24
[ThaiHaBooks] Cuộc đối thoại giữa khoa học Tây phương và Phật giáo nổi bật lên trên những tranh luận thường là khó khăn giữa khoa học và tôn giáo. Có một thực tế rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa mà thường được hiểu ở phương Tây. Nó không dựa trên quan điểm về một đấng sáng tạo và vì thế, nó không đòi hỏi phải có đức tin. Phật giáo có thể được miêu tả là một môn “khoa học của tâm trí” và là một con đường biến đổi từ hỗn loạn đến sáng suốt, từ đau khổ đến tự do. Nó có điểm chung với các bộ môn khoa học là khả năng khảo sát tâm trí theo kinh nghiệm. Đây là điều khiến cho một nhà sư Phật giáo và một nhà thần kinh học có thể đối thoại được với nhau và đạt được thành quả: giải đáp một loạt những câu hỏi trải rộng từ vật lý học lượng tử cho đến những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.
Hai bên đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm. Cho đến gần đây, hầu hết các triết lý Tây phương vẫn được xây dựng xoay quanh sự tách biệt giữa tâm trí và vật chất. Những học thuyết khoa học ngày nay cố gắng lý giải cách thức hoạt động của bộ não có dấu ấn rõ ràng của chủ nghĩa nhị nguyên này. Trong khi đó, đạo Phật ngay từ đầu đã đề xuất một cách tiếp cận thực tại không phân biệt. Các ngành khoa học nhận thức nhìn nhận ý thức như một thứ được khắc lên cơ thể, xã hội và văn hóa.
Đã có hàng trăm quyển sách và bài viết được dành riêng cho những lý thuyết về tri thức, thiền định, khái niệm cái tôi, xúc cảm, sự tồn tại của ý chí tự do và bản chất của ý thức. Cuốn sách này không tạo nên một bảng thống kê những quan niệm đã và đang tồn tại về những chủ đề này. Thay vào đó, mục đích của nó là đối chiếu hai góc nhìn đã cắm sâu trong những truyền thống lâu đời: thực hành chiêm nghiệm của Phật giáo với nhận thức luận và nghiên cứu trong khoa học thần kinh. Cuốn sách tập hợp những trải nghiệm và các kỹ năng để thử trả lời cho những câu hỏi sau: Có phải những trạng thái khác nhau của ý thức đến thông qua thiền định và huấn luyện tâm trí có mối liên kết với các quy trình thần kinh không? Nếu thế thì sự tương quan sẽ vận hành như thế nào?
Giá RNT