Giới thiệu Sách - Tử Vi Đẩu Số - Nam Bắc Phái Đoán Mệnh
Tác giả: Chu Vân Sơn
Nhà xuất bản: Thời Đại
Nhà phát hành: Minh Lâm
Số trang: 379
Kích thước 19 x 27 cm
Cân nặng: 526 (gram)
Là một trong những quốc gia có nền Thiên văn học phát triển sớm nhất và nhanh chóng nhất trên thế giới, Trung Quốc ngay từ thời nguyên thuỷ đã manh nha những mầm mong đầu tiên của Thiên văn học cổ đại. Vào thời Đế Nghiêu đã thiết lập nên chức quan chuyên cai quản về Thiên văn, trong những di chỉ của văn hoá Ngưỡng Thiều (Văn hóa đồ đá mới Trùng Quốc, cách đây khoảng 7000-5000 năm), đã xuất hiện hình vẽ mặt trời cùng những đốm đen trên đó. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15, nền Thiên văn học châu u phát triển rất chậm chạp, thậm chí còn đình trệ, dậm chân tại chỗ suốt hơn 1000 năm, trong khi đó nền Thiên văn học của Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển ổn định, và đạt được nhiều thành tựu huy hoàng.
Rất nhiều thành tựu rực rỡ về Thiên văn học có mối quan hệ hết sức mật thiết với Đạo giáo. Nhận thức của Đạo giáo vể sự hình thành của vũ trụ, cách phân tích của họ về các giai đoạn trong quá trình tiến hoá của vũ trụ đã đem lại cho người Trung Quốc vốn kiến thức về vũ trụ, hình thành những mầm mong của vũ trụ học. Cách giải thích của Đạo giáo đối với kết cấu của vũ trụ (thuyết hỗn thiên), những thành quả nghiên cứu của họ về lĩnh vực lịch toán, vật lý học thiên văn cùng hiện tượng nhật thực, nguyệt thức và thực nghiệm quang học, đều giữ vị trí đi đầu trong lịch sử thiên văn học Thế giới.
Hiện nay, các thành tựu quan trọng về thiên văn lịch toán của Đạo giáo phần nhiều đã được tập hợp trong bộ tổng tập kinh điển của Đạo gia - "Đạo tạng". "Đạo tạng” được biên soạn lần đầu tiên vào niên hiệu Khai Nguyên thời Đường, trải qua quá trình tăng biên, hiệu đính trong suốt các triều đại Tống, Kim, Nguyên, Minh, nội dung của bộ sách không ngừng được tăng bổ và hoàn thiện, trở thành tập đại thành của các kinh điển Đạo gia. Trong "Đạo tạnự còn tập hợp khá nhiều những trước tác về khoa học kỹ thuật cổ đại của Trung Quốc, nên đây chính là nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu về các lĩnh vực y dược học, dưỡng sinh học, hoá học, thiên văn học, lịch pháp, khí công, nội ngoại đan, khoa học cơ thể người. Những ghi chép về lĩnh vực thiên văn lịch toán trong tác phẩm này vẫn luôn là một nội dung thần bí nhất, giàu giá trị khoa học nhất trong bộ tổng tập.
Trong tất cả những nội dung về thiên văn lịch toán ghi chép trong "Đạo tạng“, nội dung đặc sắc nhất chính là chiêm tinh học (tinh tượng học). Trong "Đạo tạng" không chỉ ghi chép về chiêm tinh học vật lý, mà còn kết hợp chiêm tinh với giáo nghĩa của Đạo giáo, để sáng tạo nên chiêm tinh học chính kinh, chiêm tinh học nhân văn và chiêm tinh học thời sự. Trong số các kinh điển lịch số, chỉ có môn Tử Vi Đẩu số là có thể áp dụng thiên văn vào trong đời sống, dùng chiêm tinh để suy đoán việc người, dung hợp và thống nhất nhiều chủng loại chiêm tinh học khác nhau.
Từ khi được sáng lập bởi Trần Đoàn (Trần Hy Di) - một nhân vật quan trọng của Đạo gia, sống dưới thời Bắc Tống - cho đến những giai đoạn phát triển tiếp theo, Tử Vi Đẩu số vẫn luôn là một nhánh có lịch sử lâu dài, cơ sở vững chắc, hệ thống hoàn bị và suy đoán tinh xác nhất trong hệ thống thiên văn lịch toán học cổ đại và mệnh lý học truyền thống, nên đã giành được vị trí đầu bảng trong "ngũ đại thần số". Bộ môn này dựa trên cơ sở lý luận là hệ thống thiên can, địa chi, âm dương, ngũ hành, tiếp thu rộng rãi các kiến thức về thiên văn học, lịch toán học, sử học, thống kê học, toán học phân số, dự đoán học cổ đại, để tiến hành phân tích về các đặc tính không - thời gian của các vì sao và định vị về mối quan hệ giữa các vì sao và con người, từ đó suy đoán
Giá WOKB