Giới thiệu Sách Trò chơi của trẻ em ở Bắc Kỳ (Bìa cứng) - Nhã Nam - BẢN QUYỀN
Tác giả: Ngô Quý Sơn
Dịch giả: Phùng Hồng Minh
Nhà xuất bản: Thế Giới
Số trang: 230
Kích thước: 15.5x24 cm
Ngày phát hành: 09-2022
“Ngoài một số chỉ dẫn được R. P. Cadière đưa ra vào năm 1902, G. Dumoutier vào năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh vào năm 1935 và G. Cordier vào năm 1940, thì theo như tôi biết, chưa có bất kỳ tác phẩm nào khai thác chủ đề trò chơi của trẻ em An Nam. Để khắc phục thiếu sót này, tôi thấy dường như đã đến lúc làm cho người An Nam điều mà ta từng làm cho các dân tộc khác, nghĩa là cung cấp, dẫu không phải một nghiên cứu có hệ thống về các trò chơi, thì ít nhất cũng là một tư liệu đưa lại ý niệm tương đối về các hoạt động của trẻ em.
Tại thành phố, trong lúc trẻ em chơi bi, bóng nhỏ, bóng lớn, nhảy ô, nhảy cừu cùng một loạt các trò giải trí khác đến từ nước ngoài, thì tại vùng quê, các bé trai và các bé gái lại có những thú vui mang bản chất khác hẳn. Chính nhờ các trò chơi thôn dã này mà ta hiểu rõ hơn tính chất các hoạt động của thiếu niên An Nam và các trò chơi ấy chính là đối tượng của tuyển tập này.”
Với những miêu tả chi tiết cùng những tranh minh họa đầy sống động, cuốn sách sẽ đưa độc giả đến với thế giới giải trí vô tư của trẻ em, để rồi qua đó, tiếp cận với những tập tục và truyền thống sinh hoạt của người An Nam xưa theo một cách thức đầy tự nhiên và lôi cuốn.
Lời giới thiệu của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng:
"Cuốn sách của Ngô Quý Sơn được biên soạn bằng tiếng Pháp, những năm đầu thế kỷ 20, có lẽ chủ yếu cho người Pháp và những người Việt biết tiếng Pháp đọc, tuy nhiên nó lại là tài liệu nghiên cứu văn hóa quý giá, với đối tượng là những trò chơi của trẻ em Bắc Kỳ, thời kỳ thực dân-phong kiến. Nếu đối chiếu với thực tế, thì các trò chơi này ít nhất còn tồn tại đến những năm 1970, còn như chúng tôi với tuổi thơ mình, thì hầu hết các trò chơi này biến mất và không được trẻ em chơi vào khoảng những năm 1975/1980. Tất nhiên việc thực hành các trò chơi này giảm dần ở tùy địa phương khác nhau. Ví dụ các trò phổ biến đến những năm 1970, như Chồng nụ chồng hoa, đánh khăng, đánh đáo, bịt mắt bắt dê, đánh chắt… thì thay đổi dần vài mẹo thuật, cũng như thay đổi đôi chút các câu đồng dao hát kèm so với năm mươi năm trước, cùng với sự tan vỡ của làng xã và quần cư đô thị kiểu thời Pháp thuộc, và thay thế bằng làng xã nông thôn mới với tính chất đô thị hóa, cũng như các thành phố được tổ chức và xây dựng khác hẳn trước. Đương nhiên quan hệ trong giới trẻ em cũng thay đổi hoàn toàn, tính cộng đồng trẻ em làng xã không còn nữa.
Trẻ em Việt Nam, trong các làng xã Bắc Bộ, là một cộng đồng thu hẹp, các làng đều tương đối giống nhau về cấu trúc xã hội và sản xuất nông nghiệp, nhưng khá khác nhau về tập tục và sự biệt lập trong sinh hoạt giữa làng này và làng kia. Ngay cả người lớn, cũng ít khi đi ra khỏi làng mình. Họ ở nhà, đi chợ làng, chợ xã, ra đồng, ra sông, rồi quay về. Trẻ em thì càng ít đi khỏi phạm vi này, chúng được gia đình và làng xã bao bọc. Một số ít học nghề, một số ít học chữ, còn lại đều chẳng học gì, mà sớm tham gia sản xuất nông nghiệp cùng gia đình, và cuối cùng trở thành nông dân như cha ông. Trong làng, trẻ em chơi với nhau hằng ngày theo từng ngõ xóm, vào dịp lễ tết hội làng, chúng có thể tham gia những trò chơi chung. Tuy vậy, các trò chơi của trẻ em, hầu như ở Bắc Bộ, đều tương đối thống nhất, mặc dù chẳng có sự học hỏi tham khảo nào. Dường như trò chơi tồn tại cùng cuộc đời của chúng, có sẵn trong làng xã theo những trò nhất định, không quá nhiều, cũng không quá ít, và tăng dần độ khó theo tuổi tác. Đến tuổi có thể lập gia đình, nếu tảo hôn, nữ mười ba, nam mười sáu (theo tuổi âm, nữ thập tam, nam thập lục, tức là tuổi phát dục) chúng sẽ tự nhiên từ bỏ trò chơi. Thông thường, độ tuổi chơi của trẻ em nông thôn cũng chỉ từ lên bốn đến mười một, sau đó chúng phải tham gia công việc gia đình, chăn trâu, cắt cỏ, mót lúa, bắt cua, bế em, rửa bát… Hàng trăm năm, có lẽ hàng ngàn năm, đời sống làng xã này tồn tại và dường như bất biến trong xã hội phong kiến. Con người vẫn sinh lão bệnh tử, sinh ra, lớn lên, lập gia đình, rồi đóng vai trò nào đó trong gia đình, làng nước, rồi quy tiên, người nông dân xưa không thắc mắc về thân phận mình.
Chơi là hành vi tự nhiên của động vật, nhằm giải tỏa năng lượng thừa, gắn kết giống loài và tập săn bắn kiếm mồi, thông qua chơi mà học tập kinh nghiệm sinh tồn của thế hệ trước. Từ chơi đến trò chơi có khoảng cách do con người tạo ra, so với động vật. Nghệ thuật, thể thao và các diễn xuất khác chính là trò chơi ở đỉnh cao. Nhưng con người cũng là một thực thể tôn giáo, vì thế trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn mang tính tâm linh nhất định. Trong rất nhiều bài đồng dao, có nhiều nhận thức sơ khai về trời đất, ma quỷ, và các thế lực tự nhiên, cũng như rất có thể người lớn đã ấn những câu hỏi và những câu trả lời vào trò chơi của trẻ
#sách #sach #sachnhanam #nhanam
#trochoicuatreemoBacKy #lichsu #vanhoa #NgoQuySon Gooda tin rằng cuốn sách sẽ mang lại kiến thức thật bổ ích cùng những trải nghiệm thật tuyệt vời, hy vọng đây sẽ là 1 cuốn sách quý trên kệ sách của bạn!
QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG KHI MUA SÁCH TẠI SHOP GOODA THƯ VIỆN SÁCH QUÝ:
1. Đảm bảo 100% sách gốc bản quyền từ NXB
2. Quy cách đóng gói cẩn thận, trận trọng từng quyển sách
3. Xử lí đơn đặt hàng nhanh
4. Chính sách hỗ trợ đổi sách cho khách hàng thuận tiện khi gặp sự cố
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá NBABSC