Giới thiệu Sách - Trăm năm trong cõi
Trăm năm trong cõi
Tặng postcard bốn mùa ngẫu nhiên
Tác giả: Phong Lê
Công ty phát hành Thái Hà
Ngày xuất bản 09-2014
Kích thước 13.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 320
Nhà xuất bản NXB Văn Học
Trong lời nói đầu, Giáo sư Phong Lê chia sẻ: “Ngót 25 năm qua, tính cho đến nay, trong công tác ở Viện Văn học và trong cộng tác với Hội Nhà văn Việt Nam, tôi đã có dịp tham gia vào các sinh hoạt kỷ niệm chẵn 100 năm sinh của một thế hệ nhà văn, nhà văn hóa mà tôi muốn gọi là Thế hệ Vàng của văn chương Việt Nam hiện đại. Gọi là Thế hệ Vàng bởi họ là những người có công đầu trong khai mở và hoàn thiện diện mạo hiện đại cho văn chương- học thuật dân tộc; được thể hiện một cách tập trung và nổi bật trong mùa gặt ngoạn mục thời kỳ 1930 -1945. Một thế hệ có năm sinh từ thập niên cuối thế kỷ XIX, như Tản Đà, Ngô Tất Tố, Hoàng Ngọc Phách... và kết thúc với những tên tuổi sinh vào năm 1920 như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài... Với tên gọi Trăm năm trong cõi, cuốn sách giới thiệu 22 tác giả, tôi mong muốn đây là cuốn sách giúp các thế hệ sau biết được một lịch sử hình thành và phát triển của văn chương Việt hiện đại; qua đó trước hết như một cách tri ân; và tiếp đó là chia sẻ với những khổ công, nỗ lực và thử thách, gồm cả những rủi ro, bất hạnh của một lớp người đi trước.”
"Chẵn 100 năm năm sinh, vào tháng 7 năm 2009; mất ở tuổi 73, năm 1982, Hoài Thanh là nhà văn thuộc thế hệ có một sự nghiệp viết đi qua mốc lịch sử Tháng 8 - 1945. Hơn thế, trước 1945, ông còn thuộc số người ít ỏi có sứ mệnh khai mạc nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Trong ngót 15 năm làm công việc phê bình, và cả lý luận (mặc dầu ông không ưa hai chữ lý luận; mặc dầu cũng cứ phải tham gia vào một cuộc tranh luận), ngoài các bài đăng trên nhiều báo, Hoài Thanh đã cho in hai cuốn sách. Một là cuốn Văn chương và hành động (1936) nghiêng về lý luận bị chính quyền thực dân tịch thu; và một là Thi nhân Việt Nam, (1942), nghiêng về phê bình, rồi trở thành mối băn khoăn suốt đời của ông.
Thuộc trong số những tiểu luận văn chương và phê bình văn chương Hoài Thanh viết đầu tiên đăng trên báo là bài Thơ mới (Tiểu thuyết thứ Bảy, số 31; 29-12-1934). Vậy là mối quan tâm đến Thơ mới chính là sự khởi đầu cho sự nghiệp phê bình của Hoài Thanh - mối quan tâm có lịch sử dài ngót 8 năm, tính từ tiểu luận Thơ mới đến Hợp tuyển Thi nhân Việt Nam - khoảng thời gian mà ông cùng với Hoài Chân “đã đọc tất cả một vạn bài thơ, và trong số ấy có non một vạn bài dở”. Ở bài viết vào cuối năm 1934 này, Hoài Thanh đã nói đến những khởi động quan trọng rồi sẽ phát triển thành một phong trào thơ, một cuộc cách mạng trong thơ, một thời đại của thi ca. Ông đã đứng trên lập trường ủng hộ nó, khẳng định nó và ca ngợi nó, dẫu Thơ mới lúc này còn đang trên đường hình thành giữa một biển thơ cũ, và cố nhiên số người phản đối nó gồm cả những nhà Cựu học có uy tín vẫn đang còn là một lực lượng áp đảo. Trong một buổi giao thời, giao tranh cũ mới, khi cái mới còn rất mong manh và lẻ loi, phải nói là Hoài Thanh đã làm được việc tiên đoán đầy tài năng và dũng cảm."
(Trích bài viết Hoài Thanh với thi nhân Việt Nam)
Giá QRT