Jason Fung, bác sĩ chuyên khoa thận ở Toronto, là một trong những người tiên phong đi theo con đường chữa trị bệnh dựa vào nguyên nhân chứ không phải triệu chứng. Tại thời điểm hiện nay, việc toàn bộ nhân loại phải đối mặt với đại dịch béo phì mà hoàn toàn không hề có cái nhìn sâu sắc về căn bệnh đã thôi thúc bác sĩ Jason Fung viết nên The Obesity Code – cuốn sách luôn nằm trong top những tác phẩm bán chạy nhất của dòng sách về Béo phì.
Cuốn sách xoay quanh sáu vấn đề chính: bản chất của béo phì, những nhận định sai lầm về béo phì, nguyên nhân thực sự dẫn đến căn bệnh này, tác động bên ngoài lên tình trạng béo phì, chế độ ăn của con người và cách để giảm cân hiệu quả.
Với lời văn súc tích chi tiết mà không kém phần hài hước, Jason Fung đã đưa độc giả đến với thế giới ngầm bên trong cơ thể con người. Quả thật không sai khi nói rằng: “Cơ thể người là một khối thống nhất.” Béo phì chính xác được hình thành từ những tác nhân bên trong. Tuy nhiên, kể từ khi căn bệnh này bùng nổ, nguyên nhân gần dẫn đến béo phì – rối loạn ca-lo, đã luôn làm lu mờ nguyên nhân cơ bản quan trọng – rối loạn nội tiết, kéo theo hàng loạt nhận định sai lầm cũng như các phương pháp giảm cân không hiệu quả.
Bác sĩ Fung không ngừng khiến người đọc bất ngờ khi liên tục chỉ ra những sự thật, từ những điều hiển nhiên như tầm ảnh hưởng quan trọng của insulin cũng như giấc ngủ đối với béo phì, cho đến những tác động nguy hiểm của thực phẩm chế biến sẵn hay đường fructose lên sức khỏe của chúng ta.
Dựa vào những căn nguyên khoa học được lý giải vô cùng thuyết phục và xác đáng, bác sĩ Fung không chỉ mở đường cho một hướng đi mới liên quan đến béo phì, mà còn tạo nên sự đột phá trong phương thức giảm cân, mang đến phương pháp nhịn ăn gián đoạn điều trị căn bệnh này cùng vô số lời khuyên sức khỏe khác.
Có thể nói, The Obesity Code đã hoàn toàn trao quyền tự chủ cho mọi độc giả sở hữu cuốn sách này, đó chính là quyền kiểm soát cân nặng của bản thân.
Trích đoạn hay:
Bác sĩ Fung từng nói: “Béo phì là một căn bệnh đa nhân tố. Thứ chúng ta cần là một cơ cấu, một kết cấu, một lý thuyết mạch lạc để hiểu được tại sao tất cả các nhân tố của nó lại gắn kết với nhau.”
“Có thể béo phì là hậu quả của lối sống hiện đại, bao gồm việc tăng cường sử dụng không chỉ xe hơi, mà còn cả máy vi tính, trò chơi điện tử và các thiết bị tiết kiệm sức lao động: lối sống của con người có xu hướng ngày càng ít vận động có thể là nguyên nhân ẩn giấu gây ra béo phì. Xem xét kỹ lưỡng hơn thì lời giải thích này có vẻ không hợp lý.”
“Nguyên nhân gần dẫn đến sự thiếu ngủ là ngủ không đủ 8 tiếng một ngày, nhưng nguyên nhân cơ bản sâu xa hơn có thể là áp lực cuộc sống khiến bản thân mất ngủ. Béo phì cũng vậy. Nguyên nhân gần là sự dư thừa ca-lo quá mức nhưng nguyên nhân sâu xa lại nằm ở nội tiết tố.”
“Nếu muốn giảm tỷ lệ béo phì, chúng ta cần phải tập trung vào thứ khiến chúng ta béo phì. Nếu dành toàn bộ tiền bạc, công sức nghiên cứu, thời gian và năng lượng tinh thần để tập trung vào việc tập thể dục, chúng ta sẽ không còn tài nguyên để thực sự chống lại béo phì.”
“Các nhân tố do thừa hưởng chỉ chiếm bảy mươi phần trăm xu hướng dẫn tới béo phì như chúng ta quan sát được. Ba mươi phần trăm nhân tố còn lại thuộc quyền kiểm soát của chúng ta.”
“Chúng ta tưởng tượng rằng mọi thực phẩm đều có một đơn vị đo lường chung: ca-lo. Nhưng nó là một đơn vị không chính xác. Ca-lo không gây béo phì. Thay vào đó, insulin mới là tác nhân phải chịu trách nhiệm.”
“Các thay đổi sai lầm nguy hiểm về chế độ ăn của chúng ta kể từ những năm 1970 đã tạo ra thảm họa tiểu đường-béo phì. Chúng ta đã nhìn thấy kẻ thù và nó chính là bản thân chúng ta.”
“Quá trình (tiêu hóa) diễn ra hàng ngày. Thông thường, hệ thống cân đối và được thiết kế tuyệt hảo này vận hành tốt. Chúng ta ăn, mức insulin tăng lên, tích trữ năng lượng dưới dạng glycogen và mỡ. Chúng ta nhịn ăn, mức insulin giảm và chúng ta sử dụng phần năng lượng được tích trữ. Chừng nào giai đoạn ăn và nhịn của chúng ta được cân bằng, hệ thống này vẫn sẽ duy trì được sự cân bằng. Nếu chúng ta ăn sáng lúc 7 giờ sáng và ăn xong bữa tối lúc 7 giờ tối, mười hai tiếng được ăn và mười hai tiếng nhịn ăn của chúng ta sẽ cân bằng với nhau.”
“Glycogen giống như chiếc ví của bạn vậy. Tiền vào và ra liên tục. Rút tiền trong ví ra rất dễ nhưng nó chỉ có thể chứa một lượng tiền có hạn. Tuy nhiên, chất béo thì giống như tài khoản ngân hàng của bạn. Rút tiền từ đó khó hơn nhưng sức chứa của nó là vô hạn. Giống như một chiếc ví, glycogen có thể nhanh chóng cung cấp glucose cho cơ thể. Tuy nhiên, sức cung glycogen là có hạn. Giống như tài khoản ngân hàng, mỡ tích trữ chứa vô hạn năng lượng nhưng phần năng lượng này khó lấy ra hơn.
Điều này phần nào giải thích được sự khó khăn trong việc làm giảm lượng mỡ tích trữ. Trước khi rút tiền khỏi tài khoản ngân hàng, bạn thường tiêu tiền trong ví trước. Nhưng chẳng ai muốn có một chiếc ví rỗng cả. Tương tự, trước khi lấy năng lượng từ Ngân hàng Mỡ, bạn thường sử dụng phần năng lượng trong Ví Glycogen. Nhưng bạn cũng không muốn có một chiếc Ví Glycogen rỗng. Vì vậy bạn luôn giữ cho Ví Glycogen ở mức đầy, cản trở việc lấy năng lượng từ Ngân hàng Mỡ.
… Chuyện gì xảy đến với lượng mỡ thừa được sinh ra từ quá trình tân tạo mỡ? Phần mỡ mới được tổng hợp này có thể được tích trữ dưới dạng mỡ nội tạng, mỡ dưới da hay mỡ trong gan” (Chú thích: Glycogen là "kho" chứa năng lượng dự trữ trong cơ thể. Glucose trong máu và glycogen tích trữ trong cơ thể được hiểu là năng lượng cung cấp cho cơ thể bạn hoạt động.)
“Phần lớn người Mỹ coi bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Việc ăn một bữa sáng thịnh soạn được coi là nền tảng của chế độ ăn khỏe mạnh. Người ta nói rằng việc bỏ bữa sáng sẽ khiến chúng ta đói dữ dội và dễ ăn nhiều quá mức trong phần còn lại của ngày. Mặc dù chúng ta nghĩ rằng đó là một sự thật phổ biến, thực chất nó chỉ là truyền thống của người Bắc Mỹ. Rất nhiều người ở Pháp (một đất nước nổi tiếng với sự gầy) uống cà phê vào buổi sáng và bỏ bữa sáng. Từ tiếng Pháp dành cho bữa sáng là “petit déjeuner” (tức là “bữa trưa nhỏ”), ám chỉ rằng đây chỉ nên là một bữa ăn nhỏ.”
“Từ ăn sáng trong tiếng Anh là “breakfast”, ghép từ “break” (kết thúc) và “fast” (nhịn ăn), nghĩa là “kết thúc chu kỳ nhịn ăn”, chính là chu kỳ khi chúng ta ngủ và không ăn uống gì. Nếu chúng ta ăn bữa đầu tiên vào 12 giờ trưa, tức là món rau trộn cá hồi nướng chúng ta ăn khi đó chính là bữa “kết thúc chu kỳ nhịn ăn” – và điều đó không có gì sai cả.”
“Vậy chúng ta có nên ăn trái cây và rau củ nhiều hơn không? Dĩ nhiên là có. Nhưng chỉ khi chúng thay thế cho các thực phẩm ít có lợi cho sức khỏe trong khẩu phần ăn của bạn. Thay thế. Không phải là bổ sung thêm.”
“Horace Fletcher (1849-1919) tin chắc rằng việc nhai mỗi thứ thực phẩm 100 lần có thể chữa trị béo phì và làm tăng sức mạnh cơ bắp. Việc làm như vậy đã giúp ông giảm được 18 kg và tên ông đã được đặt cho một phương pháp giảm cân phổ biến vào đầu thế kỷ 20 có tên “Fletcherizing” (nhai kỹ thức ăn).”
“Việc tập thể dục chỉ đơn giản là không có tác dụng trong việc điều trị béo phì như chúng ta nghĩ, và tác động của nó lại vô cùng lớn. Rất nhiều tiền của đã được chi trả cho việc đẩy mạnh giáo dục thể chất trong trường học – với phong trào Hãy vận động, đi kèm sự cải thiện trong việc tiếp cận các cơ sở thể thao và cải thiện các sân chơi cho trẻ em – tất cả đều dựa theo ý tưởng đầy thiếu sót rằng việc tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại béo phì.”
“Đúng vậy, uống soda giảm cân sẽ làm giảm lượng đường hấp thụ. Nhưng nó sẽ không giúp bạn giảm cân. Dĩ nhiên, bạn có thể vốn đã biết điều này. Hãy nghĩ về những người uống soda giảm cân mà bạn thấy. Bạn có quen bất cứ ai tuyên bố rằng việc uống soda giảm cân khiến họ giảm rất nhiều cân không?”
“Các lý luận đơn giản như “Bột đường làm bạn béo!” “Ca-lo làm bạn béo!” “Thịt đỏ làm bạn béo!” hay “Đường làm bạn béo!” không hoàn toàn nắm bắt được sự phức tạp của béo phì ở con người. Học thuyết nội tiết về béo phì cung cấp một cấu trúc để hiểu về sự tương tác của bệnh.”
Một số đánh giá:
“Fung đã trả lời cho vấn đề tại sao tình trạng kháng insulin trở nên phổ biến và cung cấp các giải pháp cụ thể vượt ngoài giới hạn, đây chính là chìa khóa để tối đa hóa sức khỏe của bạn.”
—Jimmy Moore, tác giả hai cuốn sách Keto Clarity và Cholesterol Clarity
“Không chỉ là những hiểu biết sâu xa mà còn ẩn chứa sự hài hước đáng ngạc nhiên. Đọc cuốn sách này để hiểu lý do tại sao dân số thế giới lại trở nên béo phì, làm thế nào để đẩy lùi dịch bệnh đó và bằng cách nào có thể giữ vóc dáng thon gọn.”
—Andreas Eenfeldt, bác sĩ, người sáng lập trang web
“Lý giải của bác sĩ Jason Fung về tình trạng kháng insulin cũng như mô hình béo phì là những ý tưởng nguyên bản, xuất sắc và mang tính đột phá.”
—Zoë Harcombe, nhà nghiên cứu về béo phì, tác giả của cuốn sách The Harcrombe Diet
“Một cuốn sách tuyệt vời phơi bày sự thật đằng sau những giai thoại phổ biến nhất thế giới về béo phì và việc quản lý cân nặng. Là một cuốn sách phải-đọc cho bất cứ ai quan tâm đến khoa học của chế độ ăn kiêng.”
—Kris Gunnars, nhà nghiên cứ dinh dưỡng
“Trong The Obesity Code, bác sĩ Jason Fung đã giành thắng lợi trong việc giải thích nguyên nhân cốt lõi của bệnh béo phì và đơn giản hóa thành công những ý tưởng đó theo cách mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu được. Nếu càng nhiều bác sĩ cũng như mọi người có thể thực sự hiểu những nguyên nhân này và làm theo lời khuyên của bác sĩ Fung thì con người chúng ta sẽ có thể bắt đầu đẩy lùi dịch bệnh béo phì từ ngày mai.”
—Sam Feltham, Huấn luyện viên thể hình ưu tú của năm được USA Today bình chọn
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 367 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
SKU | 6364948838200 |
how psychology works dinh dưỡng xanh khoa học về nấu ăn emma phạm chế độ ăn trường thọ thức ăn quyết định số phận của bạn da liễu bí quyết bấm huyệt chữa bệnh sức khoẻ trong tay bạn cẩm nang hướng dẫn thải độc và chế độ ăn uống lành mạnh thực dưỡng ohsawa bấm huyệt lắng nghe cơ thể tương lai sau đại dịch covid cơ thể tự chữa lành chữa lành ánh sáng bản thể tâm lý học kính tế vĩ mô để yên cho bác sĩ hiền how science works ung thư sự thật hư cấu gian lận mật mã tiểu đường 3 phút sơ cứu tự chữa lành cơ thể bí mật dinh dưỡng hệ miễn dịch nhân tố enzyme sang chấn tâm lý - hiểu để chữa lành ung thư tin đồn và sự thật ăn gì không chết