Giới thiệu Sách Tam Tạng Pháp Số
Thông tin chi tiết
Công ty phát hành Thái Hà
Tác giả: Thích Nhất Như
Ngày xuất bản 09-2016
Số trang 1120
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Tam Tạng Pháp Số
Tam Tạng Pháp Số còn gọi Đại Minh Pháp Số hay Phật Học Từ Điển… là bộ sách giúp người học Phật dễ dàng tra cứu giáo lí Phật đà, phù hợp cho nhiều tầng lớp đối tượng: từ sơ học đến người đã có trình độ cao, do Nhất Như, Đạo Thành…thời nhà Minh cùng một số đại sư khác phụng chiếu nhà vua biên soạn.
Pháp sư Nhất Như là cao tăng đắc đạo, người đứng đầu trong tám vị cao tăng của ban giảo kham Đại tạng kinh nhằm hoàn thành bộ kì thư vĩ đại – Vĩnh Lạc Đại Điển thời Minh. Năm thứ 17 niên hiệu Vĩnh Lạc, Minh Thành Tổ ban chiếu chỉ thỉnh sư cùng một số cao tăng khác biên soạn bộ “pháp số” dựa theo tam tạng kinh điển Phật giáo. Do đây là bộ sách chuyên sưu tập, giải thích các danh từ Phật học khởi đầu từ những con số trong tam tạng kinh điển nên gọi là Tam Tạng Pháp Số.
Nguyên tác Tam Tạng Pháp Số được chia làm 50 quyển, sưu tập 1555 mục từ, khởi đầu từ “Nhất tâm” đến kết thúc là “Tám vạn bốn nghìn pháp môn”. Ở mỗi mục pháp số đều ghi rõ xuất xứ, điều này giúp người đọc dễ dàng kiểm chứng và tra cứu nguyên bản, tránh được cái tệ giấu điển hoặc không ghi xuất xứ của các nhà Phật học thời đó. Trường hợp một mục từ pháp số có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau của mỗi trường phái đều được nêu dẫn chứng rõ ràng, tường tận. Với trường hợp xuất xứ của pháp số khó hiểu, tối nghĩa hoặc trình bày rối, tạp đều được Pháp sư diễn đạt lại bằng những từ ngữ bình dị, thông tục ngắn gọn và dễ hiểu. Việc lấy số thứ tự từ nhỏ đến lớn để sắp xếp trật tự nội dung cho cuốn sách là một sáng kiến mang tính vạch thời đại của các nhà làm từ điển của Trung Quốc nói chung và các nhà nghiên cứu Phật học nói riêng.
Tính đến nay, Tam Tạng Pháp Số đã gần sáu trăm tuổi nhưng nhiều nhà nghiên cứu Phật học cận, hiện đại vẫn xem đây là cách sắp xếp khoa học, dễ dàng tra cứu nhất.
Trích đoạn:
Đệ nhất nghĩa 第一義 Đệ nhất nghĩa
Xuất xứ: Đại Tập Kinh 大集經
Đệ nhất nghĩa tức diệu lí thậm thâm vô thượng: thể tính nó tịch lặng, tính nó rỗng rang dung chứa, không tên gọi không hình tướng, dứt hẳn sự luận bàn, chặt đứt sự tư duy về tướng trạng
ấy. Kinh Đại Tập nói: “Lí thậm thân không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt, chân lí đệ nhất nghĩa không vướng vào âm thanh, văn tự 甚深之理不可說,第一義諦無聲字 Thậm thâm chi lí bất khả thuyết, Đệ nhất nghĩa đế vô thanh tự.” tức chỉ cho ý này.
Không vướng vào âm thanh, văn tự ý nói đã lìa khỏi sự ràng buộc của hình thức âm thanh, văn tự
Nhất cái 一蓋Một chiếc lọng; Một cái lọng
Xuất xứ: Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh 維摩詰所說經
Kinh nói: ở thành Tì da li có thanh niên tên Bảo Tích, con của vị trưởng giả cùng với năm trăm thanh niên con của các trưởng giả khác đều cầm chiếc lọng thất bảo đến cúng dường Phật. Uy thần của Phật khiến các lọng báu hợp thành một chiếc lọng che khắp thế giới đại thiên. Tướng trạng dài rộng của thế giới ấy đều hiện trong chiếc lọng ấy. Năm trăm chiếc lọng tượng trưng cho năm ấm, hợp thành một chiếc lọng tượng trưng cho nhất tâm. Hình ảnh này nhằm mục đích hiển bày các pháp năm ấm đều do một tâm này thôi vậy.
Nhất đăng 一燈 Một ngọn đèn
Xuất xứ: Hoa Nghiêm Kinh 華嚴經
Đèn có công năng xua tan bóng tối, dùng hình ảnh này để ví cho khả năng xua tan bóng tối phiền não của tâm Bồ đề. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ví như một ngọn đèn trong nhà tối, bóng
tối trăm nghìn năm đều bị xua sạch, ngọn đèn tâm Bồ đề cũng giống như vậy: vào ngôi nhà tâm chúng sinh, lớp lớp bóng đêm bủa vây của phiền não nghiệp chướng trong trăm nghìn vạn ức vô số kiếp đều được xua sạch 譬如一燈,入於暗室,百千年暗,悉能破盡。菩提心燈,亦復入於眾生心室之內,百千萬億不可說刦諸業煩惱種種暗障,悉能除盡 thí như nhất đăng, nhập ư ám thất, bách thiên niên ám, tất năng phá tận. Bồ đề tăm đăng, diệc phục như thị. Nhập ư chúng sinh tâm thất chi nội, bách thiên vạn ức bất khả thuyết kiếp chư nghiệp phiền não, chủng chủng ám chướng, tất năng trừ tận.” vì vậy gọi là một ngọn đèn.
#sachkinang #sachmebe #sachthamkhao #sachkinhte #sachdoc
Giá WHBAR