Giới thiệu Sách Phong Tục Dân Gian - Nhập Trạch Và Trấn Trạch
Công ty phát hành: Cty Văn Hóa Minh Lâm
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
Tác giả: Nhiều tác giả
Loại bìa: Bìa Mềm
Năm xuất bản: 2021
Đối với người Việt Nam, ngôi nhà không đơn thuần chỉ là nơi cư trú mà còn là tổ ấm bình yên, là nơi ta cảm thấy thoải mái, tự tin và giúp ta lấy lại sự yên bình, thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Ngôi nhà cũng là nơi tiếp khách, nơi sum họp của cả gia đình, thể hiện trình độ văn hóa, khiếu thẩm mỹ cũng như sở thích của chủ nhân. Các cụ xưa cũng thường nhắc con cháu: Tậu trâu - Lấy vợ - Làm nhà! “Tậu trâu”có lẽ tương đương với việc học hành để lo cho sự nghiệp; “Lấy vợ” là bước đầu xây dựng cho mình cái tổ ấm; “Làm nhà” chính là tổng hợp của hai việc trên. Con người ta được che chở suốt cả cuộc đời trong căn nhà của mình, vì thế mà đối với người xưa, xây nhà là một công việc đặc biệt quan trọng phải được làm với một sự dày công tỉ mỉ và một vốn kiến thức phong phú đa dạng. Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt chung của làng xã. Nó vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thể hòa đồng. Những bước tường ngăn cách giữa đường đi, giữa nhà này với nhà kia tạo nên thế khép kín cho mỗi gia đình nhưng lại được mở ra trong kiểu ứng xử chung của cả làng. - Bên trong cái vẻ giản dị, mộc mạc khiêm nhường của ngôi nhà truyền thống xưa tiềm ẩn cả cội nguồn của một dân tộc, một sức sống lâu bền, mãnh liệt của người Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà ngôi nhà xưa là cái còn ghi được nhiều dấu ấn lịch sử nhiều nhất, rõ nhất, sinh động nhất, trực tiếp nhất. Những ngôi nhà của ông cha ta. gợi lên một sức sống bền bỉ, một nếp sống văn hóa gia đình trong những đường nét ấm nóng hơi thở của nhiều thế hệ.
Giá BTCZ