Mộng Đời Bất Tuyệt Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Thời Đại. Công ty phát hành : Phương Nam Book. Tác giả : Nguyễn Tường Bách. Kích thước : 129 cm. Số trang : 129. Ngày xuất bản :...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Mộng Đời Bất Tuyệt

Mộng Đời Bất Tuyệt


Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Thời Đại.
Công ty phát hành : Phương Nam Book.
Tác giả : Nguyễn Tường Bách.
Kích thước : 129 cm.
Số trang : 129.
Ngày xuất bản : 08-2013.
Loại bìa : Bìa mềm.

Có ước mơ và thiết tha thì sẽ có một ngày, lúc đầy đủ điều kiện ngoại cảnh hội tụ, sức sống và vẻ đẹp sẽ trờ thành hiện thực như cành thông, cành đào, cành mai đã khoe sắc giữa mùa đông. Còn người vẫn sẵn sàng quên những thương tổn của mười hai tháng qua, của một đoạn đời mấy mươi năm qua để sống với khát vọng của mình. Phải chăng mỗi chúng ta vẫn vui lòng, vẫn tha thứ, mỗi chúng ta đều có một “mộng đời bất tuyệt”?

Mộng Đời Bất Tuyệt không phải là một cuốn tiểu thuyết có cốt truyện, mà chỉ là một tập tùy bút mỏng hơn trăm trang về những chuyến đi trên khắp thế giới của tác giả. Với lối văn nhẹ nhàng, gần gũi, có chút gì đó dân dã, Nguyễn Tường Bách đưa chúng ta đi cùng ông lang thang qua nhiều vùng đất, với những góc nhìn thiết tha yêu đời và đâu đó man mác nỗi niềm riêng tư. Cũng như những tùy bút cùng loại về những chuyến đi, ở mỗi nơi, ông nắm bắt những nét độc đáo và tinh tế nhất về cảnh vật, về văn hóa. Nhưng nét độc đáo của tùy bút này, như một lời nhận xét ở một bài báo, là “Đi và nhớ”. Có lẽ do xuất phát từ một trái tim đa cảm, chứa đầy thương nhớ của một người con tháng năm dài xa xứ, nên ở bất kỳ nơi nào đặt chân đến, ông đều tìm thấy một điểm gì đó tương đồng và gợi nhắc về quê hương.


Một điểm đặc sắc khác của Mộng Đời Bất Tuyệt chính là do tác giả vốn gắn bó với Phật giáo nên những trang sách đều thấm đẫm tinh thần và triết lý đạo Phật.

Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948 tại thành phố Huế. Đến năm 1967 ông lên đường du học, sau đó sinh sống và làm việc tại CHLB Đức trong suốt một thời gian dài. Chính năm tháng tuổi trẻ xa xứ, đã hình thành trong ông góc nhìn đa cảm và nỗi lòng hoài hương thấm đẫm trong từng trang viết. Ông được biết đến như một trong những người viết văn, dịch thuật nổi tiếng, với nhiều tác phẩm đã xuất bản trong nước và được đông đảo công chúng đón nhận, như: Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai (sáng tác); Đạo của vật lý, Đối diện cuộc đời, Thiền trong nghệ thuật bắn cung, Con đường mây trắng (biên dịch)

Mục lục

  • Còn nhớ tiếng ve sầu?
  • Hoa trên cát
  • Trên những ngọn đèo
  • Hương sen
  • Rồi mùa thu xôn xao lá ú Trước nhà là sông
  • Quán cóc bên đường
  • Chuyện trên máy bay
  • Mộng đời bất tuyệt
  • Tùy bút mùa lụt
  • Mưa trên biển Aegean
  • Sư Cô Trí Hải không còn nữa Hoài niệm Hội An
  • Thiên thần đã mất?
  • Dòng người bất tận
  • Còn đâu áo vải cờ đào
  • Màu phượng thắm

Truyện ngắn Còn nhớ tiếng ve sầu?

Không phải là nhà sinh vật để phân loại ve sầu thuộc họ nào trong loài sinh vật, dù có biết có lẽ tôi cũng chẳng cần nói ở đây vì điều đó thật vô nghĩa. Đối với tôi ve sầu đơn thuần là một chàng ca sĩ không biết mệt mỏi. Đó là một chàng Trương Chi kiểu mới, có hình dáng xấu xí như một con ruồi không lồ, không màu sắc không trau chuốt. Ve sầu cũng không được như Trương Chi, giọng hát không lấy gì làm hay, nó chỉ biết hát không biết chán chê.Thế mà tôi vẫn nhớ ve sầu.

Tôi cho rằng ai đặt tên “ve sầu” là oan cho nó. Tiếng hát của ve không “sầu” tí nào. Có lẽ có chàng thi nhân thất tình nào đó, buồn cuộc đời, nghe tiếng ve thấy “sầu” chẳng? Cũng có thể có ai làm thơ, nghĩ thêm chữ “sầu”cho hợp vần, hợp điệu? Theo tôi tiếng ve là một thứ âm thanh dũng mãnh, dài hơi và đầy sức sống. Tôi cảm nhận như thế vì tiếng ve sầu hay đi chung với hình ảnh mùa hè rực nắng. Quê tôi xứ Huế mùa hè vốn thường im lặng, một thứ im lặng mà trẻ con như tôi thấy nao lòng nhưng không biết vì sao. Trong cái im lặng da diết đó, tiếng ve thường cất lên khi chúng tôi nằm dỗ giấc ngủ trưa. Trước sau tiếng ve chỉ có vỏn vẹn một nốt nhạc, gần như tiếng của sự im lặng vốn cũng chỉ có một thanh âm duy nhất, nhưng trong trẻo và cao hơn tiếng ve. Trong gió lách qua các thân chuối trong vườn ông bà ngoại tôi không át được tiếng ve, thứ tiếng hay đưa tôi giấc ngủ trưa thừa thãi vì ở xứ Huế, buổi trưa không ngủ thì không biết làm gì.

Vào Sài Gòn dưới tuổi hai mươi, tôi không còn nghe tiếng ve sầu nữa. Bao điều xáo trộn của tuổi mới lớn, của học hành thi cử, của mộng viễn du đã xóa nhòa trong tâm trí tiếng ve sầu bền bỉ của ngày xưa. Vả chăng, đất Sài Gòn cũng không phải đất dụng võ của loài ve, chúng cần cây cối, bóng mát và như mọi nghệ sĩ khác, chúng cần người nghe. Không ai thèm nghe đâu tiếng ve lạc điệu giữa thành phố Sài Gòn, nếu có chàng ve nào lạc loài bay đến. Cũng có đấy vì thỉnh thoảng tôi thấy có người bắt ve bán trẻ con chơi, mỗi lần thế tôi thoáng thấy lòng xúc động rồi thôi.

Ở Sài Gòn thỉnh thoảng tôi được ngủ trưa, không cần tiếng ve mời gọi. Tiếng ồn ào của xe cộ, của xe xích lô máy - một thứ xe không hề có trong xứ Huế tĩnh mịch - đã trở thành âm thanh thông thường của cuộc sống. Trở về xứ Huế, chúng tôi thường than xứ mình sao buồn, về thăm thì được, về ở thì không. Hình như chúng tôi đã lấy tiếng ồn làm thói quen trong đời sống, làm thước đo của tiến bộ.

Tôi hăm hở ra nước ngoài, mong mình sẽ ở trong những cao ốc ngất trời, phía dưới xe cộ chạy nườm nượp, đèn đuốc sáng rực, người đi như thác đổ. Tôi mong mình được sống trong một nước công nghiệp tiên tiến, nhà bê-tông, đường tráng nhựa, với truyền hình, điện thoại cá nhân. Trong trí tôi không hề có chỗ cho cây lá, nói chi đến chàng ve xấu xí ngày xưa. Các cao ốc sáng rực kia phải là dấu hiệu của nền văn minh, xe cộ nối đuôi nhau là niềm vui của sự tiến bộ. Nếu không phải thế thì tại sao người ta gửi bưu thiếp từ nước ngoài về, hãnh diện khoe chỉ toàn những cảnh đó?

Những ước mơ đó đều trở thành sự thực. Sau nhiều năm tôi trở thành một thành viên không tên tuổi của một xã hội công nghiệp. Quả thật tôi cũng bị chôn mình trong những cao ốc, nơi chứa đầy những số phận vô danh, cũng bị đẩy đưa giữa những dòng người hối hả, cũng bực dọc cáu kỉnh trong những giờ kẹt Thỉnh thoảng tôi cũng được đi núi, đi rừng, được lững thững trong những công viên xanh tươi. Tiếng ve sầu, tuy nhiên, không bao giờ trở lại. Dĩ nhiên thôi, làm sao ve có thể sống trong xứ châu Âu lạnh lẽo này được.

Nhiều năm sau, về thăm đất nước, về thăm xứ Huế, tôi càng thấy quê mình quá yên tĩnh. Nếu trẻ con ngày xưa nao lòng vì không khí quá im ắng thì ngày nay người lớn nao lòng vì thấy thời gian như đọng lại ở xứ mình. Tôi không còn nghe thấy tiếng ve sầu, phải chăng lòng tôi không đủ lặng yên hay ve không còn chấp nhận tôi làm người thưởng ngoạn? Buổi trưa tôi không còn nằm dỗ giấc ngủ. Người lớn đi xa về như chúng tôi ai còn có thì giờ ngủ trưa? Người trở về vốn mang đầy tâm tư chộn rộn, nếu có thoáng thấy vài hình ảnh cây đa bến cũ thì vài kỷ niệm cùng hiện lên vội vàng, nhưng chưa kịp định hình thì chúng đã nhanh chóng biến mất. Điều chắc chắn là tôi đã quên hẳn tiếng ve sầu.

Mùa hè năm 1987, tôi nghỉ trên đảo Mallorca, miền Địa Trung Hải. Sau bữa cơm, trong một giấc ngủ trưa hiếm có ở châu Âu, tôi nghe vang đâu đây tiếng ve sầu! Tưởng mình đang nửa mơ nửa tỉnh, nhớ lại tiếng vang vọng ngày xưa, tôi ngơ ngác rồi vùng dậy chạy ra bao lơn khách sạn lẳng nghe. Xung quanh tôi là một vùng đồi núi đầy thông xanh, tiếng ve đầm đìa tràn ngập cả một vùng thung lũng! Hàng ngàn con ve sầu nhỏ bé nào đang đọng trên các cành thông, bền bỉ cất tiếng ca xuyên qua ngàn hoa vàng cỏ nội. Gió mát thổi thốc qua những đóa hoa vàng dandelion mà ta gọi là hoa bồ công anh, tung những sợi tơ trắng như hình ảnh của nàng thiếu nữ trong từ điển Larousse Je sème à tout vent, mang theo tiếng ve tha thiết về cửa sổ phòng tôi.

Tiếng ve, tiếng ve sầu! Tôi gần ứa nước mắt. Âu châu sao có ve sầu? Thoảng trong hơi gió bay mùi hăng hắc của nhựa thông, thơm nồng nàn mùi nhiệt đới. Và tiếng ve. Ôi, tiếng ve sầu bền bỉ, dũng cảm mà khiêm tốn. Mùi nhựa thông thơm lừng, mùi này chỉ có trong những ngày nóng nực quê tôi, nhất là trong những buổi trưa hè im ắng. Mùi này tôi đã quên quá lâu, còn tiếng ve sầu tôi đã quên hơn 25 năm. Cái tiếng và cái mùi này chỉ có cùng một lúc trên đồi Từ Hiếu xứ Huế. Cùng một đồi thông, cùng một tiếng ve. Đồi Từ Hiếu là nơi vui chơi một thời niên thiếu của tôi, là nơi học bài, là nơi cắm trại, là nơi ngắm trời mây, là nơi cuộc đời vẽ tranh vân cẩu. Mùi nhựa thông, tiếng ve sầu trong một buổi trưa hè yên tĩnh đến nao lòng bất chợt về lại với tôi, vô cùng mãnh liệt, không hẹn mà nên. Tôi nhớ quê hương biết chừng nào! “Bên kia biển là quê hương tôi đó”. Trong lòng quê hương xa xôi đó, có một vùng núi non, có một ngọn đồi nhỏ, gọi là đồi Từ Hiếu.

Thì ra nhựa thông chỉ có một mùi thơm, ve sầu chỉ có một thứ tiếng, trưa hè đâu cũng giống nhau, tiếng im lặng thì tất nhiên chỉ là một âm, tôi tự nhủ. Nhưng chỉ có một quê hương duy nhất trên trái đất này. Đồi Từ Hiếu hiện lên rõ nét trong đầu tôi. Một nơi thân thiết như thế mà sau bao lần về Huế lại, sao tôi không đi thăm! Tôi nghiệm ra rằng, có nhiều người, nhiều nơi thân thiết, sau một thời gian cách biệt quá lâu, mình không còn dám gặp mặt. Không phải vì mình hết muốn gặp, nhưng có lẽ vì ân hận mình không đủ tâm tư để gặp cho tương xứng, cho thủy chung.

Ôi tình quê hương, tưởng chừng chỉ là một khái niệm trừu tượng, nào ngờ nó có thể hít được, nghe được. Khái niệm chỉ là cấu trúc của tư tưởng, cảm nhận của giác quan mới là những điều có thực. Và những điều có thực đó đã lấp đầy tim tôi trong một buổi trưa hè tưởng chừng như rất yên tĩnh.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá USA

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhPhương Nam Book
Ngày xuất bản2013-01-08 00:00:00
Loại bìaBìa mềm
Số trang129
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Thời Đại
SKU4596469944217
Liên kết: Phấn nước Che khuyết điểm Intense Cover Cushion EX SPF50+ PA+++ fmgt