Giới thiệu Sách - Minh Đạo Nhân Sinh - FirstNews
Tác Giả: Michael Puett
Năm phát hành: 2020
Số trang: 240
Kích thước: 14,5 x 20.5 cm
NXB: NXB Tổng hợp TP.HCM
Giá bìa: 148.000VND
Phiên bản sách: Bìa mềm
Mô tả sản phẩm:
Michael Puett là giáo sư môn Lịch sử Trung Quốc, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo ở Đại học Harvard. Tại Harvard, các lớp học của GS. Michael Puett được nhiều sinh viên yêu thích theo học đứng thứ ba toàn trường, chỉ sau Kinh tế học và Khoa học Máy tính. Điều đó chứng minh tư tưởng triết học phương Đông cổ đại không chỉ không khó tiếp cận, mà còn thu hút đông đảo giới trẻ, kể cả những người quan tâm đến triết học hiện đại.
Trước khi có những bài giảng của GS. Michael Puett và cuốn sách “Minh đạo nhân sinh”, nhiều người phương Tây nghĩ rằng triết học Phương Đông cổ đại là điều gì đó rất “cũ kỹ” và xa rời hiện thực. Họ cho rằng những triết lý phương Đông nói chung đặt niềm tin vào một kiểu trật tự cố định trong đời sống và con người phải sống theo “mệnh” của mình, hoặc đơn giản hơn là …bỏ đi tất cả, quay về với lối sống gần gũi với thiên nhiên.
Nhưng sự thật là các triết gia Trung Quốc nhìn thế giới theo một cách rất khác: Họ cho rằng thế giới là một chuỗi vô tận những cuộc gặp gỡ phân mảnh, lộn xộn. Và thế giới quan này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng tất cả các khía cạnh của đời sống con người đều bị chi phối bởi cảm xúc, bao gồm tất cả những tương tác vô tận giữa người với người đang diễn ra.
Trong cuốn sách “Minh đạo nhân sinh”, GS. Michael Puett đã hệ thống, giảng giải những triết lý của các triết gia Phương Đông dễ hiểu một cách đáng kinh ngạc. Michael Puett chỉ ra rằng, từ 2.000 năm trước, các triết gia Trung Hoa cổ đại như Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Quản Tử … đã có những phát kiến tuyệt vời về việc phát triển con người và thay đổi xã hội một cách hài hòa, tích cực.
Khác với những hiểu lầm về quan điểm “thuận theo tự nhiên” hoặc các quan điểm ủy mị hoài tưởng về các xã hội cũ, tư tưởng cấp tiến của những triết gia phương Đông thể hiện ở quan điểm sự biến đổi tích cực không đến từ việc tìm kiếm một con người “thật sự” - vốn có sẵn mà đến từ việc tạo ra các điều kiện mới. Trong đó, trọng tâm trong tư tưởng của Khổng Tử và nhiều nhà triết học cổ đại là mối quan hệ tốt không chỉ đến từ sự chân thành bên trong, mà còn đến từ những “nghi thức” chúng ta thực hiện trong đó. Vì vậy, việc tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện bản thân là tối quan trọng. Hay nói cách khác, không có lối mòn nào là đúng đắn để chúng ta đi theo ngay từ đầu mà chỉ có quá trình tu dưỡng để trở nên tốt hơn phù hợp với từng giai đoạn và thời điểm.
Ngoài việc chọn lọc và đúc kết một cách khúc triết những quan điểm hay nhất, triết học phương Đông cổ đại “Minh đạo nhân sinh” còn là một tài liệu đáng để tham khảo với những ai đang tìm hiểu cổ học tinh hoa. Trong cuốn sách này, những điểm tương đồng, thậm chí khác biệt của các triết gia như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử… được GS. Michael Puett đưa ra phân tích, so sánh.
Giá NEIROH