Giới thiệu Sách - Lãng Du Xứ Huế
Lãng Du Xứ Huế
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Nguyễn Trần Đức Anh
Ngày xuất bản: 02-2019
Kích thước : 25 x 25 cm
Loại bìa: Bìa cứng
Số trang: 289
Nhà xuất bản: Thế Giới
Huế là miền đất di sản. Nhưng không phải chờ đến khi Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới (năm 1993) thì Huế mới được chú ý. Từ nhiều đời nay, miền đất thơ mộng và lãng mạn này đã là cảm hứng của bao văn nghệ sỹ với những sáng tác ở nhiều lĩnh vực: thơ văn, âm nhạc, hội họa, nhiếp ả Là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam (1802-1945), Huế còn lưu giữ được nhiều những kiến trúc cung đình có giá trị; ngoài ra Huế cũng có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp say đắm lòng người. Huế được coi là bài thơ của kiến trúc và thiên nhiên. Trong quá khứ, bên cạnh vai trò kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, Huế cũng là một trung tâm văn hóa, trung tâm Phật giáo, để lại nhiều dấu ấn trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Và hiện tại, Huế vẫn là miền đất phồn hoa đô hội ở miền Trung, là điểm du lịch hàng đầu với những nét đặc sắc riêng không nơi nào có được.
Với văn học nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng, Huế dường như là đề tài không bao giờ cạn. Huế đẹp bởi dòng sông Hương – dòng sông di sản – hiền hòa xanh biếc chảy qua thành phố; Huế đẹp ở những kiến trúc xưa, những thành quách rêu phong, những đền đài nguy nga tráng lệ vang bóng một thờ Huế cũng đẹp ở những khung cảnh đời thường, những nét văn hóa đậm chất cố đô Biết bao nghệ sỹ nhiếp ảnh đã đến và rồi bị Huế mê hoặc. Tác giả của cuốn sách này là một trong số ấy.
Huế trở thành một đề tài in sâu trong tâm thức đến mức dai dẳng – mà chính cuốn sách này là một kết quả, một món quà để “trả nợ ân tình” cho xứ Huế trong nhiều năm tháng lãng du.
Tác giả là một tay máy khá quen thuộc trên nhiều diễn đàn ảnh trong nước, được biết đến với nick-name Hà Thành (HaThanh). Với Huế, anh không chỉ là một nhà nhiếp ảnh đơn thuần, mà còn có con mắt của một người khảo cứu kiến trúc và lịch sử.
Điều đó cũng dễ hiểu bởi nghề nghiệp chính của anh là kiến trúc sư và là phóng viên. Có lẽ đó là một thế mạnh riêng của tác giả trong mảng nội dung về kiến trúc di sản và đô thị. Nếu như ở nhiều cuốn sách về Huế khác, các tác giả chủ yếu khai thác đề tài các công trình di tích, di sản của triều Nguyễn; thì ở cuốn sách này, tác giả đã mở rộng biên độ với những công trình mới, với đô thị mới ở bờ nam sông Hương, đối lập với Kinh Thành cổ xưa phía bắc, mà theo tác giả: “Bờ nam và bờ bắc sông Hương mang sự khác biệt, nhưng vẫn hài hòa, bổ sung cho nhau để tạo nên nét đặc trưng rất Huế”.
Lãng du xứ Huế là một chuyến đi có chủ đích, bắt đầu từ sông Hương – dòng sông tạo nên gương mặt của đất Huế, rồi tới Kinh Thành cổ kính – trọng địa của kinh đô, cùng các vùng phụ cận ở bờ bắc sông Hương, rồi qua bờ nam, đi ra các ngả đường ngoại ô Cách sắp xếp khá đơn giản nhưng hiệu quả để người ta dễ hình dung ra một xứ Huế từ Bắc tới Nam, từ xưa tới nay, từ sự tĩnh lặng của công trình tới tiếng động của âm thanh cuộc số Ở đó còn có những câu chuyện lịch sử hàng trăm năm và cả những câu chuyện đời.
Xem Lãng du xứ Huế, bạn đọc có thể nhận thấy sự ngẫu hứng, lãng mạn của một lãng tử, nhưng cũng lại rất cẩn thận chỉn chu của một người làm khoa học. Những khuôn hình không phải đẹp kiểu long lanh như ảnh nghệ thuật - mà gần với lối ảnh ghi chép – tư liệu, nhưng không vì thế mà thiếu hấp dẫn. Chính tác giả cũng thừa nhận điều đó trong “Lời cuối sách”. Bạn cũng dễ thấy một sự mê đắm của anh trong đề tài – nội dung về những kiến trúc di sản; và cùng với đó là sự trăn trở, nuối tiếc trước những điêu tàn mất mát trong quá khứ, hay sự đổi mới làm phai nhạt đi những hồn xưa.
Giá ABO