Giới thiệu Sách.__.Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử
Cuốn sách Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử
Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những diểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua đó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.
Nội dung sách gồm 2 phần: - Phần I: Giới thiệu, có 6 chương, từ I đến VI - Phần II: Kinh và truyện: Kinh thì dịch tròn 64 quẻ, Truyện thì chỉ dịch Hệ từ truyện. Phần I: - Chương I và II quan trọng, bạn nên đọc kĩ. - Chương III đọc để nhớ và hiểu được ý nghĩa Kinh Dịch. - Chương IV rất quan trọng, nên đọc rất kĩ, chỗ nào không hiểu thì đánh dấu ở ngoài lê để sau coi lại. Đọc xong Chương IV rồi, nên hãy tạm nhảy Chương V và VI mà đọc tiếp ngay bản dịch 64 quẻ trong phần II. Mỗi ngày chỉ đọc 2,3 quẻ thôi, đọc kĩ cho hiểu, Đọc được độ mươi quẻ thì những quẻ sau sẽ thấy dễ hiểu. Chương IV giúp bạn hiểu 64 quẻ, mà 4 quẻ cũng giúp bạn hiểu thêm chương IV, vì vậy trong khi đọc 64 quẻ bạn nên thường tra lại chương IV và khi đọc xong 64 quẻ, bạn nên coi lại Chương IV, lúc đó bạn sẽ hiểu những chỗ đã đánh dấu ở ngoài lề mà lần đầu tiên bạn chưa hiểu. Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh năm 1912, mất năm 1984, hưởng thọ 73 tuổi. Sẽ không ngoa khi gọi Nguyễn Hiến Lê là "tượng đìa văn hóa". Cả đời ông gần như dành trọn cho nghiệp viết. Trong hơn 30 năm cầm bút, ông xuất bản 120 bộ sách - con số gần gấp 1,5 lần tuổi đời của ông. Nguyễn Hiến Lê - một nhà văn, nhà giáo, tác giả, dịch giả của hàng trăm đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực như: Văn học, triết học, giáo dục, chính trị, kinh tế... Trong đó có nhiều cuốn đã trở thành "Sách gối đầu giường" như Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo Và Vui Sống, Bảy Bước Đến Thành Công, Chiến Tranh và Hòa Bình, Sử Ký Tư Mã Thiên, Bài Học Do Thái, Kinh Dịch...
Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch.
Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó - tức bát quái - thì có thể sớm hơn vào cuối đời Ân, 1.200 năm trước Tây lịch.
Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc.
Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải của Lão gia, và Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương (Thương vụ ấn thư quán) gọi nó là tác phẩm chung của một phái, phái Dịch học, mà những người trong phái này gồm nhiều triết gia xu hướng khác nhau.
Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số nhà bác học phương Tây như c. G Jung tâm lý gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker (Pháp) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con người, coi nó là một phương pháp phân tâm học.
Nhà phát hành: Nhà Sách Minh Thắng
Nhà Xuất Bản: Nhà xuất bản Hồng Đức
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Năm xuất bản: 2020
Kích thước:16 x 24 cm
Loại bìa : Bìa mềm
Số trang: 520 Trang
Giá PLYR