Giới thiệu Sách Khai Khẩu - phương nam book
Khai Khẩu
Nhà xuất bản : NXB Thanh Niên.
Công ty phát hành : Trí Tuệ.
Tác giả : Nguyễn Trường.
Kích thước : 13 x 20 cm.
Số trang : 213.
Ngày xuất bản : 10-2019.
Loại bìa : Bìa mềm.
Khai Khẩu"Truyện ngắn Nguyễn Trường có hấp lực, theo tôi, còn nhờ vào những tình huống truyện điển hình (đôi lúc nghẹt thở). Đêm chiến tranh là một ví dụ điển hình. Nó là một câu chuyện, một trường hợp, một “ca” tâm lý xảy ra trong chiến tranh giữa một anh lính Giải phóng (Bằng) và một “người tù binh” (sỹ quan cấp chỉ huy) của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đi trong đêm mưa, lại rơi vào bãi mìn do du kích cài, tình thế thật như cưỡi trên lưng cọp. Không may cho tù binh bị vướng mìn, bị thương nhẹ ở chân. Và chính Bằng cũng bị thương vào vai phải. Trên cánh đồng đêm đầy chết chóc chỉ có hai người. Bằng quyết định cởi trói cho tù binh và nhờ anh ta băng bó cho mình. Tình huống khiến hai người vốn ở hai chiến tuyến nay “Gã nghĩ đúng. Gã cần có Bằng cũng như bây giờ Bằng cần có gã. Hai người không giúp nhau lúc này thì cả hai cùng chết”. Trong chiến tranh những tình huống như thế không hiếm. Nhưng khi đi vào văn chương thì cái nhìn và cách viết của nhà văn mới thực sự quan trọng – nhà văn viết dưới ánh sáng nào? Cuối cùng thì cả hai người lính (dù ở phía nào) thì cũng đều là con người. Tôi thích cái kết của truyện bằng một đối thoại, có thể ai đó không để ý: “Anh nở một nụ cười nói với gã sỹ quan:- Trời sáng rồi à?- Dạ, sáng rồi!”“Sáng rồi”, nghĩa trực tiếp nói về thời gian (trời sáng, đêm qua). Nhưng còn nghĩa bóng (ngộ ra, nhận ra) một điều gì lớn lao qua cái đêm khủng khiếp của chiến tranh – con người cần hòa bình như cần khí trời, nước uống.Truyện ngắn Nguyễn Trường hấp dẫn bạn đọc còn nhờ được viết bằng một bút pháp biến ảo: phối kết hợp thực và ảo/ “thần thực” như cách nói của nhà văn Trung Quốc đương đại Diêm Liên Khoa (Vương quốc mộng mơ, Khai khẩu, Quá khứ của hôm nay), hiện thực nghiêm ngặt (Mùa thanh long, Quà tặng tương lai, Giếng sâu, Đêm chiến tranh), trữ tình (Quà tặng tương lai, Người của đảo), biếm họa (Người Hoa). Ai đó nói chí lý, khi chú ý đến thay đổi bút pháp tức nhà văn đã quan tâm đến bạn đọc với tư cách người đồng sáng tạo theo lý thuyết tiếp nhận nghệ thuật. Tôi tin Nguyễn Trường còn đi xa hơn nữa, còn cống hiến cho bạn đọc nhiều hơn nữa những tác phẩm LÀM THÀNH NGƯỜI (chữ dùng của nhà văn Pháp Rô - manh Rô-lăng)."
Giá BINGO