Giới thiệu Sách - Đời Nhẹ Khôn Kham - Milan Kundera
Đời Nhẹ Khôn Kham
Chia sẻ về tên tiếng Việt của bản dịch, dịch giả Trịnh Y Thư cho rằng: “ ‘Kham’ có nghĩa là cam chịu, nhận chịu một mình, như trong cụm từ ‘kham khổ’. Còn ‘khôn’ là không thể, khó có thể, như trong cụm từ ‘khôn nguôi’. Do đó, theo tôi, cụm từ ‘khôn kham’ có nghĩa là ‘không thể chịu đựng một mình nổi’ và như thế, nó khá sát nghĩa từ tiếng Anh ‘unbearable’. Tuy thế, trong Tiểu thuyết ‘Đời nhẹ khôn kham’ của Milan Kundera, ‘khôn kham’ là một ý niệm hiện sinh triệt để, không nên hiểu nó theo ý nghĩa thông thường.” Đây là tác phẩm Văn học nước ngoài hay nhất của Milan Kundera lúc bấy giờ.
Sơ lược về tác phẩm:
Đời Nhẹ Khôn Kham có bối cảnh diễn ra chủ yếu ở Praha trong khoảng thời gian những năm 60-70, trong đó mô tả đời sống của tầng lớp nghệ sĩ và trí thức xã hội Czech ở giai đoạn phong trào cách mạng Mùa xuân Praha diễn ra. Các nhân vật chính của truyện là Tomas, bác sĩ phẫu thuật; Tereza, vợ của Tomas, phóng viên ảnh luôn u sầu vì thói không chung thủy của chồng mình; Sabina, người tình của Tomas, là nữ nghệ sĩ có tinh thần tự do, phóng khoáng; và Franz, một giáo sư đại học người Thụy Sĩ, người đem lòng yêu Sabina.
Mỗi nhân vật đều là một hình ảnh ẩn dụ:
Tomas là hình ảnh của sự mập mờ, người chồng hay thay lòng đổi dạ, một người sống hiện sinh, về cả thẩm mỹ và đạo đức.
Tereza là hình ảnh của đạo đức, người vợ chung thủy hết lòng vì chồng, mang trong mình tình yêu thuần khiết.
Sabina là cái “nhẹ”, mà theo Kundera là nét đặc biệt của tính hiện đại.
Franz, cũng như Tereza, tượng trưng cho cái “nặng”: Franz vùng vẫy trong một cuộc hôn nhân không tốt đẹp, còn Tereza hiện thân cho thế giới cũ.
#newshop hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc!
----------------------------------
Công ty phát hành: Nhã Nam
Tác Giả: Milan Kundera
Số Trang: 480
Nhà Xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Năm Xuất Bản: 03-2018
Kích Thước: 14 x 20.5 cm
Bìa: Mềm
Giá GMR