Giới thiệu Sách - Công Nghệ Và Chuyển Giao Công Nghệ
Sách - Công Nghệ Và Chuyển Giao Công Nghệ
Tác giả TSKH. Phan Xuân Dũng
Nhà xuất bản NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật
Đơn vị phát hành NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật
Ngày xuất bản 02-2017
Số trang 402
Kích thước 16 x 24 cm
Loại bìa Bìa cứng
Nội dung
"
Trên thế giới, vị thế của mỗi quốc gia gắn liền với vị thế khoa học và công nghệ (KH&CN), mà thực chất là trình độ công nghệ của quốc gia đó. Vì thế, công nghệ và trình độ công nghệ có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi một quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng làm cho thế và lực của đất nước mạnh lên nhiều. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, KH&CN nước nhà đã có những bước tiến tích cực, lực lượng cán bộ KH&CN đã trưởng thành, từng bước thích nghi với cơ chế mới, có khả năng tiếp thu, làm chủ được tri thức, công nghệ tiên tiến và hiện đại của thế giới. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện, KH&CN của nước ta còn có một khoảng cách khá xa so với các nước phát triển và tiên tiến, chưa tạo ra được năng lực KH&CN cấn thiết tương xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam để thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những nguyên nhân chính là việc chưa hiểu đúng và việc thực hiện các nội dung chuyển giao công nghệ (CGCN) chưa phù hợp với thực trạng đất nước và chưa đáp ứng được yêu cầu cao của công cuộc đổi mới ở nước ta.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng phát triển KH&CN và CGCN của nước ta đến năm 2020 là “ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Xâỵ dựng chiến lược phát triển cống nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước.
Tuy cụm từ “Chuyển giao công nghệ” mới xuất hiện nhiều trong mấy thập niên gần đây, nhưng đã nhanh chóng trở thành vấn đề thời sự, được nhiều người và tổ chức quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam. Việc tiếp thu kinh nghiệm CGCN tiên tiến, công nghệ hiện đại của nước ngoài, cũng như tìm giải pháp để ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu trong nước vào cuộc sống là khâu then chốt bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Thực tế cho thấy, thành công trong các lĩnh vực kinh tế nước ta trong thời gian vừa qua đã khẳng định quá trình CGCN đóng vai trò rất quan trọng làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ, của doanh nghiệp và cả của quốc gia.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lĩnh vực CGCN ở Việt Nam đã bộc lộ không ít tồn tại như: số các dự án CGCN, đặc biệt là công nghệ cao còn quá ít; chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư có công nghệ nguồn, công nghệ cao chưa thật sự thông thoáng và hấp dẫn; chiến lược kinh doanh cụ thể còn chưa thực sự chú trọng đến công tác CGCN hiện đại; các nhà doanh nghiệp chưa ý thức đầy đủ vị trí, vai trò của công nghệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế và khu vực. Tình trạng nhập khẩu công nghệ và trang thiết bị có trình độ công nghệ thấp, công nghệ loại thải của các nước, kể cả từ những nước đang phát triển vào nước ta còn xảy ra khá phổ biến. Nhập khẩu công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến từ các nước công nghiệp phát triển, các nước thuộc nhóm G7 như Mỹ, Đức, Nhật Bản... còn ít.
Thực trạng của việc CGCN chậm và kém hiệu quả của nước ta đang là những rào cản đối với sự phát triển kinh tế nhanh và bển vững tại Việt Nam. Điều đó xuất phát từ lý do chính là thiếu thông tin về công nghệ được chuyển giao và các vấn đê' nảy sinh trong quá trình chuẩn bị và vận hành CGCN. Ngoài ra, còn có hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan khác đang làm cho việc CGCN có một khoảng
"
Giá VDZ