Giới thiệu Sách - Cô Bé Nhìn Mưa
Mã hàng: 9786043293159
Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Năm xuất bản: 2021
Số trang: 352
Kích thước: 23.5 x 15.5 cm
Cô Bé Nhìn Mưa
Cô bé nhìn mưa là thiên hồi ức về một gia đình trí thức lớn trong bối cảnh những biến động của lịch sử Việt Nam gần suốt thế kỷ XX:
Hồi ức về quê nội trên rừng và quê ngoại dưới biển;
Hồi ức về người cha, một học giả uyên bác và người mẹ, một phụ nữ dịu dàng tần tảo;
Hồi ức về những người thân yêu in dấu sâu đậm suốt tuổi thơ, về các chị em ruột thịt và gia đình riêng, về bạn bè và đồng nghiệp…;
Đó cũng là hồi ức về cách mạng và kháng chiến, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về những người lính trẻ đã ra đi không trở lại.
Nhà văn Nguyên Ngọc từng gọi Cô bé nhìn mưa là một lịch sử không ồn ào, bởi tác giả viết, cũng là đối thoại với chính mình, về cuộc đời. Đáng nói, Cô bé nhìn mưa được viết khi tác giả 78 tuổi - kí ức của một con người đi xuyên thế kỉ, có nét từng trải, sâu sắc, lịch lãm, am hiểu lẽ đời, lại vừa mang âm hưởng tươi vui hóm hỉnh của "cô bé nhìn mưa" bên cửa sổ làng Quỳnh năm nào. Hơn nữa, tác giả là người có tâm hồn biết cảm nhận và lưu giữ những ấn tượng bình thường của cuộc sống ngay từ nhỏ, biết kết hợp khéo léo khả năng phân tích của tư duy phương Tây và dòng cảm xúc liên tưởng của phương Đông. Bởi thế, đọc hồi kí của Đặng Thị Hạnh, không chỉ là đọc đời tư của một cá nhân, một con người rất cụ thể, mà là đọc về một thế hệ xưa để biết, để hiểu, ngoài ra còn là lắng nghe tiếng nói của một trí thức uyên bác về chính những "hồi ức" ấy. Đặng Thị Hạnh như tách ra làm đôi, một bên là dành cho ghi chép hiện thực, một bên là để chiêm nghiệm, suy ngẫm, nhất là số lượng trang không nhỏ kể về thế giới "sách vở", vô cùng ấn tượng.
Lần tái bản này, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam có sửa chữa và đưa thêm phần phụ lục giới thiệu một số bài điểm sách với những cái nhìn đa chiều về "Cô bé nhìn mưa", từ đó, bạn đọc có thể rút ra được nhận xét của riêng mình.
Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
Tác giả:
Tác giả Đặng Thị Hạnh (1930) quê ở Quỳnh Đôi, Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình danh gia mà tên tuổi đi theo dọc dài đất nước, bà là con gái thứ hai của cố giáo sư Đặng Thai Mai, mặc dù không được ba kèm học nhưng "ở nhà nhặt chữ rơi ngoài ngạch là đủ thông".
Là người đóng góp rất lớn cho ngành khoa học Văn học, đặc biệt là chuyên ngành Văn học Pháp, nhưng với Cô bé nhìn mưa (xuất bản lần 1 năm 2008), bà đã đủ khẳng định mình với tư cách một người sáng tạo văn chương.
Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Hà Nội 1956
Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1984
Được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2010
Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Cộng hòa Pháp) năm 2013.
Một số trích đoạn hay:
Cô bé nhìn mưa... được viết khi tác giả 78 tuổi. Mặc dù vậy, đọc tác phẩm, ta vẫn thấy, tràn ngập trong cuốn sách, bên cạnh một con người từng trải, sâu sắc, lịch lãm, am hiểu lẽ đời - còn có một tâm hồn trẻ trung, một kiểu biểu hiện chất thơ, điều ít thấy xuất hiện trong loại sách hồi kí truyền thống. Điểm đặc biệt khác nằm ngay trong cấu trúc tác phẩm. Nhìn bên ngoài, tưởng như Cô bé nhìn mưa vẫn lựa chọn cách kể tuyến tính thông thường. Nhưng xem kĩ mới thấy, cấu trúc cuốn sách linh hoạt, uyển chuyển, biến hóa hơn rất nhiều. Cuốn sách được chia làm 3 phần, mở đầu bằng không gian hẹp (“Làng”, “Phố”, “Biển màu lục nhạt” - Phần 1), đến không gian rộng (“Khu vườn mùa đông”, “Khúc đồng quê”, “Việt Bắc, những ngôi trường và những con đường” - Phần 2); cuối cùng trở về hiện tại (“Từ nhà trường đến nhà trường”, “Thập kỷ 80” - Phần 3); và kết thúc bằng chuyện trò, đối thoại với những đứa cháu, một cách tìm lại tuổi thơ, những cơn mưa và ký ức. Ở giữa ba phần là vô khối những “Khoảng ngưng”, “Đoạn xen”, “Tự hư cấu” và “Viết trong một khu vườn nhỏ”, khiến tác phẩm vừa như bị “cô đặc” lại trong thế giới riêng tư, bé nhỏ của cái tôi, lại vừa như “vung vãi”, “phát tán” rộng ra bên ngoài của “cái khác”, để tìm ra những điều bí ẩn trong những con người và thế giới xung quanh “thân quen xa lạ”. Đây là lý do giải thích tại sao tác giả nhất quyết không gọi cuốn sách của mình là hồi kí hay tự truyện, mà là hồi ức. Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết “Cô bé nhìn mưa: Một lịch sử khác không ồn ào” giải thích rằng vì “Chị không định ghi lại cho ai, mà chỉ muốn tự nói với mình. Người ta bảo viết bao giờ cũng là đối thoại, là nói với một hay nhiều ai đó. Ở đây 'ai đó' của chị là chính chị, chính mình, chị đối thoại với chính mình, về cuộc đời mình”.
Nhà văn Trần Hinh
Giá FJT