Giới thiệu Sách - Chánh niệm ứng dụng: Chẳng cần ngồi yên vẫn có thể thiền
Chánh niệm ứng dụng: Chẳng cần ngồi yên vẫn có thể thiền
Tác giả: Jan Chozen Bays
Công ty phát hành Thái Hà
Ngày xuất bản 10-2018
Kích thước 13x20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 209
Nhà xuất bản Lao Động
Mọi người thường nói với tôi: “Tôi rất muốn thực hành chánh niệm nhưng lại quá bận rộn. Vậy nên, tôi chẳng có thời gian để thực hành.” Hầu hết mọi người đều nghĩ chánh niệm giống những việc như đi làm, nuôi dạy con cái và chăm sóc nhà cửa mà họ phải hoàn thành mỗi ngày.
Thực ra, việc biến chánh niệm thành một phần trong đời sống lại giống trò nối những dấu chấm hay vẽ tranh bằng số. Bạn có nhớ những bức tranh mà mỗi vùng trên đó được đánh số chỉ ra màu sắc bạn phải tô lên không? Khi bạn tô các vùng ấy bằng màu xám, rồi màu xanh lá và màu xanh da trời, thì một bức tranh đẹp sẽ dần hiện ra. Thực hành chánh niệm cũng giống như vậy. Bạn bắt đầu với một góc nhỏ trong cuộc sống của mình, ví dụ, cách bạn trả lời điện thoại. Mỗi lần điện thoại đổ chuông, bạn dừng lại và thực hành ba hơi thở thật chậm, thật dài, sau đó thì nhấc máy. Bạn hãy làm điều này trong vòng một tuần hoặc lâu hơn cho đến khi nó trở thành một thói quen. Sau đó bạn lại thực hành thêm một loại chánh niệm khác, như chánh niệm trong khi ăn chẳng hạn. Khi loại chánh niệm này trở thành một phần trong đời sống của bạn, thì bạn có thể thực hành thêm loại chánh niệm khác. Dần dần, bạn hiện hữu ở hiện tại và tỉnh giác trong nhiều giây phút hơn. Trải nghiệm dễ chịu về cuộc đời sống trong tỉnh giác bắt đầu xuất hiện.
Những bài tập trong cuốn sách này chỉ ra nhiều khoảng trống khác nhau trong đời sống mà bạn có thể bắt đầu lấp kín bằng những gam màu ấm áp của thực hành chánh niệm khơi mở từ trái tim. Tôi là một giáo viên dạy thiền định và sống tại một tu viện thiền ở Oregon. Tôi cũng là một bác sĩ nhi khoa, một người vợ, một người mẹ và một người bà, vì thế tôi hiểu rõ cuộc sống hằng ngày có thể trở nên căng thẳng và khó khăn tới mức nào. Tôi đã thiết kế những bài tập này để giúp bản thân tỉnh thức, hạnh phúc và thư giãn nhiều hơn trong cuộc sống bận rộn. \
Chánh niệm là gì và tại sao chánh niệm lại quan trọng?
Trong những năm gần đây, mối quan tâm tới chánh niệm tăng lên rất nhiều trong giới nghiên cứu, các nhà tâm lý học, các nhà vật lý học, các nhà giáo dục học và trong đời sống công chúng nói chung. Nhưng chính xác thì “chánh niệm” là gì? Dưới đây là định nghĩa mà tôi muốn sử dụng:
Chánh niệm là chủ định tập trung hoàn toàn vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn và bên trong bạn – trong thân, tâm và trí của bạn. Chánh niệm là nhận biết mà không chỉ trích hay phán xét.
Có lúc chúng ta có chánh niệm và có lúc thì không. Một ví dụ cụ thể là việc chú ý vào đôi tay trên vô lăng khi bạn đang lái xe. Hãy nhớ lại lần đầu tiên bạn học lái xe, chiếc xe đã rung lắc và lăn bánh vào con đường khi đôi tay của bạn vụng về xoay vô lăng ngược xuôi, điều chỉnh đi điều chỉnh lại. Bạn hoàn toàn tỉnh thức, hoàn toàn tập trung vào đôi tay khi lái xe. Sau một thời gian, đôi tay của bạn đã học được cách nắm vô lăng thuần thục, có thể điều khiển xe tự động và tinh tế. Bạn có thể điều khiển chiếc xe chuyển động nhẹ nhàng về phía trước mà không cần phải quá tập trung vào đôi tay. Bạn có thể vừa lái xe, vừa nói chuyện, vừa ăn và vừa nghe radio cùng một lúc. Từ đó phát khởi kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều có, kinh nghiệm lái xe ở chế độ tự động. Bạn chỉ cần mở cửa xe, tìm chìa khóa xe, lùi xe cẩn thận ra ngoài đường, và… bạn đưa xe vào bãi đỗ xe tại công sở. Hãy chờ một chút! Điều gì đã xảy ra với hai mươi cây số và bốn mươi phút từ nhà bạn đến nơi làm việc của bạn? Đèn đường xanh hay đỏ?
Tâm thức của bạn đã được thư thái, rơi vào một vài cảnh giới dễ chịu hoặc căng thẳng, trong khi thân thể bạn điều khiển chiếc xe trong vô thức đi qua dòng xe cộ và đèn giao thông, rồi đột ngột bừng tỉnh ngay khi bạn đến đích. Như thế có tệ không? Nó không tệ theo cách hiểu thông thường về một việc bạn nên cảm thấy hổ thẹn hoặc tội lỗi. Nếu bạn có thể đi làm trên một chiếc xe chạy ở chế độ tự động trong suốt nhiều năm liền mà không gặp một tai nạn nào, bạn có thể được xem là khá điêu luyện đấy! Nhưng chúng ta có thể nói rằng như vậy thật tệ, bởi vì khi chúng ta dành nhiều thời gian để cơ thể làm một việc trong tình trạng tâm trí được thư thái, thì có nghĩa là chúng ta không thực sự hiện hữu trong phần lớn cuộc đời mình. Khi chúng ta không hiện hữu, một cách mơ hồ chúng ta cảm thấy liên tục bất mãn. Cảm giác bất mãn này, cảm giác về một khoảng trống giữa ta với mọi thứ, mọi người khác, chính
Giá JANI