Giới thiệu Sách - Căn bệnh giáo dục – “Nguy cơ giáo dục” khiến cả học sinh và giáo viên Nhật Bản khổ sở ( NXB Phụ nữ )
Thông tin chi tiết:
Công ty phát hành: NXB Phụ Nữ
Tác Giả: Ryo Uchida
Số trang: 270
Năm xuất bản : 2020
Khổ sách:13x21cm
Hình thức :bìa mềm
NXB: NXB Phụ nữ
Giới Thiệu sách:
Giáo dục Nhật Bản vốn luôn được đánh giá là một nền giáo dục hàng đầu thế giới, là hình mẫu cho các quốc gia học tập. Tuy nhiên ở trong nước, nền giáo dục Nhật Bản vẫn luôn có nhiều ý kiến trái chiều. Các nhà nghiên cứu giáo dục Nhật Bản rất nghiêm túc trong việc phản biện các vấn đề giáo dục. Pyo Uchida – Phó giáo sư chuyên ngành xã hội giáo dục tại Đại học Nogoya là một người nhà nghiên cứu như vậy , ông đề cập đến những vấn đề “mặt trái” của giáo dục Nhật Bản được núp bóng dưới những điều tốt đẹp trong cuốn sách Căn bệnh giáo dục “Nguy cơ giáo dục” khiến cả học sinh và giáo viên Nhật Bản khổ sở. Cuốn sách của ông đã làm bùng lên một cuộc tranh cãi rất lớn trong giới giáo dục Nhật Bản. Ông nghiêm túc chỉ ra những nguy cơ của một số hành vi giáo dục ngay cả khi nó đang được xã hội ca tụng và ánh hòa quang làm mờ mắt.
Mội dung cuốn sách chỉ ra một số nguy cơ tồn tại trong giáo dục Nhật Bản như sau:
-Vấn đề thành tích trong thể dục đội hình khổng lồ hóa, câu lạc bộ Judo và các câu lạc bộ ngoại khóa của Nhật Bản đang được thổi phồng ở các trường học, rất nhiều tai nạn, thậm chí tai nạn chết người lặp lại cùng nguyên nhân nhưng vẫn không được quan tâm đúng mức mà nó bị làm mờ đi vì khoác dưới vỏ bọc “khổ luyện thành tài”. Việc trẻ bị “trừng phạt thân thể” hay bạo hành vẫn được coi là “một phần của giáo dục” bởi xuất phát điểm của việc trừng phạt nghiêm khắc là để trẻ có kỉ luật và tiến bộ hơn. Vô hình trung điều đó càng khiến bạo lực được dung túng.
– Sức ép vô hình của “lễ thành nhân ½ ” (Nghi lễ được tiến hành để chúc mừng học sinh lớp 4 tiểu học tròn 10 tuổi. Trong lễ thành nhân ½, cha mẹ học sinh sẽ được mời đến tham dự, học sinh và phụ huynh cùng nhìn lại quá trình trưởng thành của con và chia sẻ cảm xúc “biết ơn” giữa con cái và cha mẹ). Xuất phát điểm của hoạt động này trong lễ thành nhân 1/2, mặc nhiên cho rằng gia đình luôn sống hạnh phúc trong một thời gian dài và không có gì thay đổi. Trong khi đó, thực tế xã hội hiện đại, gia đình không trọn vẹn, bố mẹ đơn thân hoặc với những đứa trẻ bị ngược đãi trong chính gia đình của mình, không phải là ít. Sẽ khó xử và bẽ bàng thế nào khi trẻ phải kể về những trải nghiệm không muốn nhớ lại của mình trước đám đông, hoặc trẻ phải “giả vờ cười và cố giấu đi sự thật”. Đó có thể coi là một hành động mang tính bạo hành tinh thần được giấu trong hoạt động có vẻ ngoài mang tính nhân văn.
Giá EMP