Sách - Biện Luận (Rhētorikḗ) – Aristotle

Tác giả: Aristotle | Xem thêm các sản phẩm Triết Học của Aristotle
Trước nay, chúng ta thường nhầm lẫn giữa “biện luận”, “hùng biện” và “diễn thuyết”… từ đó dẫn đến sự phân tích và đánh giá sai tính khả tín của các diễn ngôn và văn bản. Mặc dù “Biện Luận” của Aristot...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Biện Luận (Rhētorikḗ) – Aristotle

Trước nay, chúng ta thường nhầm lẫn giữa “biện luận”, “hùng biện” và “diễn thuyết”… từ đó dẫn đến sự phân tích và đánh giá sai tính khả tín của các diễn ngôn và văn bản. Mặc dù “Biện Luận” của Aristotle là một tác phẩm quan trọng trong phương pháp tư duy và biểu đạt, nhưng sự nhầm lẫn giữa “biện luận” và “hùng biện” hay “diễn thuyết” đã khiến tác phẩm bị hiểu theo chiều hướng thuyết phục niềm tin của người nghe.

Trên thực tế “Biện Luận” của Aristotle là một công cụ tư duy để truy vấn các luận điểm và biểu đạt thực tại thông qua ngôn ngữ. “Biện luận” bàn về cấu trúc của các lập luận, bao gồm cả tam đoạn luận và phép ẩn dụ, đồng thời đưa ra các hướng dẫn để truyền đạt hiệu quả, bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ, phong cách và giọng điệu. Ngoài ra, “Biện luận” cũng rất quan trọng khi đi sâu vào quan điểm của Aristotle về chính trị và vai trò của biện thuyết trong việc định hình dư luận cũng như ảnh hưởng của bộ môn này đến các quyết định chính trị.

“Biện Luận” cần thiết cho bất cứ ai hoạt động trong ngành khoa học thông tin, báo chí, truyền thông, nghiên cứu, pháp luật. Và mỗi sinh viên, dù ở ngành học hay cấp bậc nào, cũng cần biết cách “Biện Luận” để thực hiện các tiểu luận, luận văn, luận án nghiên cứu có giá trị. Cuốn sách đặc biệt hữu ích trang bị công cụ tư duy cho những ai không muốn bị thao túng tâm lý bởi các thuật ngụy biện thường thấy.

 

Mục lục

QUYỂN I – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Chương 1 – Biện luận là gì
Chương 2 – Thành phần của biện luận
Chương 3 – Ba loại biện luận
Chương 4 – Chủ đề mà người diễn thuyết chính trị phải biết
Chương 5 – Quan điểm thường thấy về hạnh phúc
Chương 6 – Quan điểm thường thấy về tốt và xấu đối với con người
Chương 7 – So sánh hơn kém về tốt và xấu
Chương 8 – Các mô hình nhà nước nên biết
Chương 9 – Quan điểm thường thấy về cao quý
Chương 10 – Định nghĩa về hành động sai trái
Chương 11 – Vui thú là gì
Chương 12 – Tâm thức và hoàn cảnh của người làm điều sai trái và nạn nhân của họ
Chương 13 – Hành động công chính và bất chính
Chương 14 – Hành động sai nhiều hơn và ít hơn
Chương 15 – Các cách thức biện thuyết bên ngoài biện luận

QUYỂN II – CẢM XÚC VÀ CÁC CÁCH THỨC BIỆN THUYẾT
Chương 1 – Giới thiệu về cảm xúc và nhân cách của diễn giả
Chương 2 – Giận dữ
Chương 3 – Bình tĩnh
Chương 4 – Tình thân hữu và lòng thù hận
Chương 5 – Lo sợ và Tự tin
Chương 6 – Xấu hổ và Trơ trẽn
Chương 7 – Lòng nhân
Chương 8 – Lòng thương hại
Chương 9 – Lòng căm phẫn
Chương 10 – Đố kỵ
Chương 11 – Ganh đua
Chương 12 – Tính cách Tuổi trẻ
Chương 13 – Tính cách Người lớn tuổi
Chương 14 – Tính cách Tráng niên
Chương 15 – Tính cách Người hảo vận
Chương 16 – Tính cách Người giàu
Chương 17 – Tính cách Người có quyền
Chương 18 – Mỗi người là một thẩm phán
Chương 19 – Khả năng và Bất khả
Chương 20 – Sử dụng Ví dụ
Chương 21 – Sử dụng Cách ngôn
Chương 22 – Kiếm tìm nguyên liệu cho Tiền đề mập mờ
Chương 23 – Các cách mở đầu một lập luận
Chương 24 – Các loại ngụy biện
Chương 25 – Bác bỏ lập luận
Chương 26 – Khuếch đại và Thu hẹp

QUYỂN III – PHONG CÁCH
Chương 1 – Giới thiệu ngắn
Chương 2 – Thế nào là phong cách diễn thuyết tốt
Chương 3 – Nguyên nhân của mỹ cảm ngôn ngữ kém
Chương 4 – Ví von giống với ẩn dụ
Chương 5 – Tính đúng đắn, yêu cầu cơ bản để có phong cách tốt
Chương 6 – Chính xác và nghiêm túc trong phong cách
Chương 7 – Sự phù hợp của phong cách
Chương 8 – Nhịp điệu phù hợp
Chương 9 – Phong cách cũ theo lối tự do được thay thế bởi phong cách ngắt nghỉ
Chương 10 – Lời nói sống động và hấp dẫn
Chương 11 – Định hình cách nhìn của người nghe
Chương 12 – Phong cách phù hợp với mỗi loại biện luận
Chương 13 – Hai phần không tách rời: phát biểu và chứng minh
Chương 14 – Chức năng và nội dung của dẫn nhập
Chương 15 – Cách thức loại bỏ định kiến
Chương 16 – Chức năng và nội dung của kể chuyện
Chương 17 – Chức năng và nội dung của lập luận trong diễn thuyết chính trị
Chương 18 – Chất vấn và phản hồi
Chương 19 – Dạng thức và nội dung của lời kết

Thông số cơ bản:

- Số trang: 304

- Khổ: 16x24cm

- Phát hành: 2022

- Tủ sách: Siêu hình

- Tác giả: Aristotle; Lê Minh Tân dịch, Hà Thủy Nguyên hiệu đính

Đơn vị xuất bản: NXB Đà Nẵng

Đơn vị phát hành: Book Hunter

Chủ đề: Triết học

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CYBONK

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty TNHH Truyền Thông và Giáo Dục Lyceum
Dịch GiảLê Minh Tân
Loại bìaBìa cứng
Số trang304
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Đà Nẵng
SKU1381520048972
Liên kết: Má hồng dạng nước Moisture Cushion Blush 02 Pink fmgt (màu Hồng)