Năng Lực Truyền Đạt – Làm Chủ Năng Lực “Nói”, “Viết”, “Nghe” Sẽ Quyết Định Sự Thành Công Trong Công Việc Của Bạn

Tác giả: Ikegami Akira | Xem thêm các sản phẩm Sách kỹ năng làm việc của Ikegami Akira
///Ikegami Akira là một nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Nhật Bản. Ông dẫn nhiều chương trình , nhưng gắn bó lâu nhất (11 năm) với chương trình: “Tin tức hàng tuần dành cho ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Năng Lực Truyền Đạt – Làm Chủ Năng Lực “Nói”, “Viết”, “Nghe” Sẽ Quyết Định Sự Thành Công Trong Công Việc Của Bạn

///

Ikegami Akira là một nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Nhật Bản. Ông dẫn nhiều chương trình , nhưng gắn bó lâu nhất (11 năm) với chương trình: “Tin tức hàng tuần dành cho trẻ em” là chương trình truyền hình tổng hợp của đài NHK có mục đích giải thích các tin tức hàng ngày sao cho chúng thật dễ hiểu đối với trẻ em. Chương trình này bắt đầu từ năm 1994 và hiện nay vẫn được phát sóng trực tiếp vào thứ bảy hằng tuần. Khi dẫn trương trình này ông mới nhận ra năng lực truyền đạt của mình còn hạn chế. Bởi NHK sẽ dùng bản thảo những tin tức phát đi dành cho người lớn để viết lại cho trẻ em. Trước khi phát sóng, người ta sẽ đọc cho các em nghe. Nếu như các em nói là “không hiểu” thì tin tức sẽ được viết lại cho đến khi các em hiểu. Đến lúc này, Ikegami Akira nhận ra điều mà người lớn hiểu và coi là “thường thức” thì với trẻ em lại không hiểu. Làm thế nào để truyền đạt thật dễ hiểu tới trẻ em những sự kiện, sự cố đang xảy ra trong xã hội? Đấy là công việc không dễ dàng chút nào nếu không muốn nói là vất vả. Từ đó ông không ngừng học hỏi và nghi chép lại cách thức để diễn đạt làm sao để thuyết phục được nhiều đối tượng khác nhau.

Ông xuất bản rất nhiều đầu sách bán chạy tại Nhật. Năng lực truyền đạt là cuốn sách bán chạy liên tục từ khi phát hành từ năm 2007 đến nay và đã bán được 2 triệu bản tại Nhật Bản.

Năng lực giao tiếp đang trở thành vấn đề đặt ra đối với con người hiện đại. Mặt khác, trao đổi thương mại, hội nghị, các buổi gặp gỡ, thuyết trình, viết các bản kế hoạch, báo cáo, đàm phán bằng điện thoại, liên lạc bằng fax, thư… những cơ hội truyền đạt đến người khác, giao tiếp với người khác đang tăng lên. Vì vậy, năng lực truyền đạt của mỗi người có ảnh hưởng tới sự thành công của mỗi cá nhân là điều đã trở nên phổ biến.
“Truyền đạt” trong cuốn sách này bao gồm cả “nói” và “viết”.

Lắng “nghe” cũng là một bộ phận của “truyền đạt”. Bởi vì việc gật gù tán thưởng, trả lời, nhìn vào mắt người nói hay trái lại là né tránh ánh mắt ấy cũng là các hành vi “truyền đạt” đến người đối diện điều gì đó. Khi tư duy như vậy, hành vi “nói”, “viết”, “nghe” chính là “giao tiếp
Có thể nói “năng lực truyền đạt” đã trở thành năng lực bắt buộc đối với người hiện đại nhất là những người làm kinh tế.

Cuốn sách này viết về cách thức nâng cao “năng lực truyền đạt” tập trung vào những người làm kinh tế (doanh nhân).

///

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương 1. Nuôi dưỡng “năng lực truyền đạt”

1. Có thể giải thích “Ngân hàng Nhật Bản” là gì không?

2. Để giải thích vấn đề một cách dễ hiểu cần hiểu nó một cách sâu sắc

3. Sách giáo khoa rất khó hiểu

4. Trước tiền là “biết chuyện bản thân mình không biết”

5. Nếu không khiêm tốn sẽ không thể nhìn ra bản chất của sự vật, sự việc

6. Năng lực lựa chọn thông tin

7. Những người tự tôn quá sẽ không trưởng thành

8. Hỏi chỉ xấu hổ nhất thời, không hỏi thì xấu hổ cả đời

9. Để trở thành “người biết lắng nghe”

10. Bí quyết để được công chúng yêu mến của Irohara (nhóm nhạc V6) và Kokubun (nhóm nhạc TOKIO)

11. Không nên chỉ nói về bản thân

12. Khi thuyết trình hãy quan sát và chú ý đến biểu cảm của người đối diện

Chương 2. Lôi cuốn người đối diện

13. Năng lực “nắm bắt” được học hỏi từ điện ảnh và các bài báo dài kì

14. “Cựu tổng thống kế nghiệm của Gore”

15. Kinh tế hồi phục là nhờ vào nội các Koizumi?

16. Nếu có 10 giây thì có thể nói tương đối nhiều chuyện

17. “Phá bỏ khuôn mẫu” chính vì đã có khuôn mẫu

18. Cân nhắc điều gì nên nói và điều gì không

19. Khi nói hãy luôn giao tiếp bằng mắt với từng người trong cuộc họp

Chương 3. Giao tiếp một cách trôi chảy

20. Quản trị rủi ro của “Bakusho Mondai”

21. Trong lời nói đó có “cảm xúc” không?

22. Lý do những lời nói cay độc của Ayanokoji và Dokumamushi được tiếp nhận

23. Những điểm có vấn đề trong “phát ngôn của Murakami Yoshiaki”

24. Có người thành công được yêu mến, có người thành công bị căm ghét

25. Lời nói xấu nên dừng ở mức độ có thể nói trước mặt

26. Khi trách mắng thì “một đối một” là nguyên tắc cơ bản

27. Khi khen nên khen “trước mặt mọi người”

28. Bằng việc “lắng nghe” cũng có thể “truyền đạt” được

29. “Yêu” ,“ghét” không cần lý do thực tế vẫn tồn tại.

30. Lời xin lỗi sẽ là cách quản lý rủi ro đầy khôn ngoan

31. Điều quan trọng khi nói lời phàn nàn

32. Để nói “lời phàn nàn mang lại kết quả”.

33. Phương pháp ứng phó với điện thoại phàn nàn

---

Một số đoạn trích

24. (5) Có người thành công được yêu mến, có người thành công bị căm ghét

Ở Nhật có một thứ tội gọi là “Tội ghét cái thái độ”.

Cái này không hề vi phạm pháp luật nhưng nó tạo ra cảm giác, bầu không khí “có cái gì đó thật khó chịu” ở nhiều người.

Khi Murakami nói “Tôi đã thu được không biết bao nhiêu…” anh ta đã phạm vào “Tội ghét cái thái độ”. Hơn nữa còn là tội “cố đấm ăn xôi” . Có nghĩa là “cố đấm ăn xôi thật là đáng ghét”.

Đây không phải là chuyện logic mà đây là cảm xúc của người dân.

Ví dụ như cho dù không vi phạm pháp luật đi nữa nhưng những người, hành vi bị nghĩ là có vấn đề cũng sẽ vẫn bị chỉ trích.

Xu hướng như thế luôn hiện diện ở Nhật Bản.

Để không bị truy cứu tội “ghét cái thái độ” thì Murakami phải làm gì?

Hay đúng hơn là làm thế nào để giành được nhiều cảm tình hơn nữa và kế thừa được dòng chảy trước đó khi cảm tình đang lên?

Ví dụ như tôi nghĩ nếu là lời nói sau thì sẽ tốt hơn.

“Tôi là người làm công việc giữ và làm gia tăng số tiền quý báu của mọi người. Trong quá trình đó tôi tiến hành đầu tư một cách có ý nghĩa và qua đó giúp cho nền kinh tế Nhật Bản tốt hơn. Tôi đã tự hào là bằng việc sử dụng tốt nguồn vốn đã góp phần nhỏ bé vào việc vực dậy công ty đã mất đi sinh khí và mong muốn từ giờ trở đi vẫn tiếp tục làm như thế”.

Trước tiên là nói để làm cho người khác hiểu về giá trị tồn tại về mặt xã hội của công ty mình.

Sau đó thì có thể nói:

“Đối với chuyện đụng chạm tới pháp luật đã xảy ra tôi chân thành nhận và đón nhận và phản tỉnh. Tôi sẽ không để xảy ra chuyện đó một lần nữa. Ngoài ra, tôi sẽ chịu trách nhiệm với tư cách là người điều hành và từ chức chủ tịch quỹ”.

Nếu như thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân sau khi đã công nhận lỗi lầm của bản thân thì các nhà báo sẽ khó có thể dồn ép.

Nếu như là Mĩ thì Murakami sẽ không cần phải có thái độ như thế. Bởi vì ở Mĩ “Người kiếm được nhiều tiền là người giỏi”.

Đấy là xã hội mà nếu như “kiếm được thật nhiều tiền” thì người ta sẽ vỗ tay rào rào tán thưởng.

Tuy nhiên, Nhật Bản thì khác. Nếu như có người kiếm được nhiều tiền thì đa số người Nhật sẽ có hai kiểu phản ứng.

Một kiểu là “thật là ghen tị”.

Điều này ở ý nghĩa nào đó là lành mạnh vì bối cảnh phía sau của nó là bản thân người đó cũng muốn trở nên giàu có và nó cũng có liên quan đến tư thế “mình sẽ cố gắng”.

Vấn đề nằm ở cách phản ứng thứ hai. Đó là “Quá bất công”

“Quái lạ, thằng cha ấy thế mà cứ kiếm suốt, gặt suốt vậy. Quá bất công”

Người ta nghĩ như thế và có ý định hất cẳng người kia.

Đây có thể nói là sự đố kị.

Đây chắc chắn không phải là sự ứng xử hay. Tôi rất ghét thái độ này nhưng đấy là cảm giác mà ít nhiều có ở người Nhật.

Ở xã hội còn có mặt nào đó là “xã hội đố kị” như Nhật Bản thì cho dù mọi thứ có trôi chảy thế nào đi nữa, việc thận trọng không lớn tiếng nói về điều đó sẽ là một sự khôn ngoan.

Tương tự, có những người cho dù có thành tựu ưu tú, sự nghiệp thành công nhưng lại bị xa lánh không như những người được yêu quý.

Tôi cho rằng sự khác biệt này là nằm ở sự có hay không có sự khiêm tốn hay sự tồn tại khác biệt về trình độ.

Những người được yêu mến cho dù có được thành quả từ nỗ lực phi thường đi nữa thì cũng vẫn là những người có tư thế, thái độ khiêm tốn kiểu “Nhờ ơn mọi người mà tôi có được ngày nay”.

Trái lại, những người bị xa lánh là những người biểu hiện thái độ kiểu “Tôi có ngày nay là nhờ tài năng của mình. Thế nào, có thấy tôi tuyệt vời không?”.

Con người là động vật có tính xã hội. Đằng sau sự thành công chắc chắn có sự hợp tác của nhiều người. Một khi còn là thành viên của xã hội thì tinh thần “nhờ ơn mọi người” là cần thiết.

///

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá PEON

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCN NXB Phụ Nữ
Ngày xuất bản2022-03-01 10:10:42
Loại bìaBìa mềm
Số trang192
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam
SKU9520683440384
Liên kết: [Best seller] Sữa tắm sáng da, ẩm mịn Perfume Seed Rich Creamy Shower Gel The Face Shop (300ml)