Mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn (Sách chuyên khảo)

Tác giả: GS.TS.Lê Hồng Hạnh (Chủ Biên) | Xem thêm các sản phẩm Lý Luận Chính Trị của GS.TS.Lê Hồng Hạnh (Chủ Biên)
Giới thiệu cuốn sách: Mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn (Sách chuyên khảo) của tác giả: GS.TS Lê Hồng Hạnh (Chủ biên).PHẦN 1- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XUẤT BẢ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn (Sách chuyên khảo)

Giới thiệu cuốn sách: Mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn (Sách chuyên khảo) của tác giả: GS.TS Lê Hồng Hạnh (Chủ biên).

PHẦN 1- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XUẤT BẢN PHẨM
Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ lâu đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước Việt Nam. Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ban hành theo Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 là một trong những minh chứng cho khẳng định ấy. Qua hơn 10 năm thực hiện, Chiến lược đã mang lại nhiều thành tựu phát triển quan trọng cho hệ thống pháp luật của đất nước. Tuy nhiên, xét ở nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau, pháp luật của đất nước vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Nhìn tổng thể, hệ thống pháp luật chứa đựng khá nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, nhiều quy định thiếu phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này chính là do mô hình xây dựng pháp luật chưa phù hợp, đặc biệt là ở thành tố xây dựng và phân tích chính sách, sự tham gia của công chúng vào quy trình xây dựng chính sách và pháp luật cũng như cơ chế trách nhiệm của tổ chức soạn thảo. Chất lượng của hệ thống pháp luật phù thuộc rất nhiều vào mô hình xây dựng pháp luật, chính vì thế, hoàn thiện mô hình xây dựng pháp luật cần được đặc biệt chú trọng trong việc thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Trong bối cảnh đó, chuyên khảo “Mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn” rất có ý nghĩa. Chuyên khảo chứa đựng những phân tích lý luận và thực tiễn về mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, những đề xuất đáng được cơ quan xây dựng pháp luật của đất nước tham khảo và áp dụng.
- Mục lục
Chương I. Những vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và pháp luật trong nhà nước pháp quyền
Chương II. Mô hình xây dựng pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới
Chương III. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương IV. Mô hình xây dựng pháp luật ở Việt Nam qua các thời kỳ phát triển
Chương V. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay
Chương VI. Phác họa mô hình xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Chương VII. Hoàn thiện việc xây dựng pháp luật theo mô hình trước mắt và các yếu tố chuyển tiếp mô hình tương lai
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.

PHẦN II - Nội dung cơ bản của xuất bản phẩm “Mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn”

Chương I. Những vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và pháp luật trong nhà nước pháp quyền.
Tại Chương này, tác giả giới thiệu những vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, trong đó tập trung vào một số nội dung liên quan đến xây dựng pháp luật, cụ thể là pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản nào? Hoạt động xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền được thực hiện theo mô hình nào?, những thành tố và những đặc trưng cơ bản của mô hình xây dựng pháp luật đó.
Tác giả đã khái quát sáu (06) đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền; ba (03) mô hình tổ chức nhà nước phổ biến trong các nhà nước pháp quyền trong lịch sử chính trị - pháp lý cùng với mô hình Xô Viết trong lịch sử cận đại (mô hình được xây dựng trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - LêNin về nhà nước và về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chuyên chính vô sản). Tác giả cũng đề cập đến sáu (06) đặc điểm cơ bản của mô hình tổ chức nhà nước này cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn vận hành của mô hình nhà nước này.
Tác giả cũng đề cập đến tư tưởng về nhà nước pháp quyền, viện dẫn những ví dụ điển hình về tư tưởng pháp trị của những nhà triết học trong lịch sử cũng như những tiêu chí về nhà nước pháp quyền của Dự án công lý quốc tế…
Đối với pháp luật trong nhà nước pháp quyền, tác giả đề cập đến vai trò và giá trị xã hội của pháp luật trong nhà nước pháp quyền; tiêu chí của pháp luật trong nhà nước pháp quyền; những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với pháp luật và thực thi pháp luật. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích sâu về bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật; mô hình xây dựng pháp luật (bao gồm cả quy trình xây dựng pháp luật và chủ thể tham gia vào quy trình ấy).

Chương II. Mô hình xây dựng pháp luật ở một số nước trên thế giới
Tại Chương này, tác giả đề cập đến mô hình xây dựng pháp luật (bao gồm quy trình, chủ thể, mối quan hệ giữa các chủ thể trong quy trình xây dựng pháp luật) ở một số quốc gia theo chế độ Đại nghị, chế độ Tổng thống và ở một số quốc gia chuyển đổi.

Chương III. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tại Chương này, tác giả tập trung phân tích những giá trị đặc thù Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tư duy chính trị ở Việt Nam; nguồn pháp luật trong nhà nước pháp quyền; nguồn pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương IV. Mô hình xây dựng pháp luật ở Việt Nam qua các thời kỳ phát triển
Tại Chương này, tác giả đã đề cập chi tiết đến mô hình xây dựng pháp luật giai đoạn 1945 - 1959, giai đoạn 1960 - 1980, giai đoạn 1981-1996, giai đoạn 1997 - 2008. Những nhận định, đánh giá khái quát mô hình xây dựng pháp luật giai đoạn 1945 đến 2008.

Chương V. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay
Tại Chương này, tác giả đề cập đến một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về mô hình xây dựng pháp luật ở Việt Nam, bao gồm vai trò của các thiết chế nhà nước trong xây dựng pháp luật; mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong hoạt động xây dựng pháp luật nhìn từ góc độ tổ chức và thực thi quyền lực.
Đối với thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật theo mô hình hiện tại, tác giả đề cập đến hoạt động của sáu (06) chủ thể chính trong quá trình xây dựng pháp luật, cụ thể:
Hoạt động trong lập pháp của Quốc hội, bao gồm (1) những thành tựu trong hoạt động lập pháp của Quốc hội; (2) Một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.
Vai trò của Chính phủ trong mô hình xây dựng pháp luật hiện nay, bao gồm (1) Hình thức tham gia của Chính phủ vào hoạt động lập pháp; (2) Thực trạng mối quan hệ giữa hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ với việc tổ chức quyền lực nhà nước.
Mô hình xây dựng pháp luật ở các cơ quan tư pháp, bao gồm (1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (2) Khái quát tình hình xây dựng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong từng giai đoạn (giai đoạn 1945-1959, giai đoạn 1960-1980, giai đoạn 1981-1992, giai đoạn 1993 - 2002 và giai đoạn 2003 đến nay); (3) Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Mô hình xây dựng pháp luật ở các Bộ, bao gồm (1) Quy trình xây dựng pháp luật ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ; (2) Những ưu điểm và hạn chế của quy trình xây dựng văn bản pháp luật ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Sự tham gia của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật theo mô hình hiện hành, bao gồm (1) quy định hiện hành về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc xây dựng pháp luật; (2) Thực trạng hoạt động tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, (3) Những bất cập, hạn chế trong việc tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trậng Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Mô hình xây dựng pháp luật ở địa phương, bao gồm (1) Khái quát chung về thẩm quyền xây dựng pháp luật của chính quyền địa phương hiện nay; (2) Những bất cập, hạn chế trong mô hình xây dựng pháp luật của chính quyền địa phương hiện nay.
Tại Chương này, tác giả cũng đề cập sâu đến vấn đề phân tích chính sách trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế.

Chương VI. Phác họa mô hình xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Tác giả khẳng định những yêu cầu mà nhà nước pháp quyền đặt ra đối với pháp luật và thực thi pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến mô hình xây dựng pháp luật của Việt Nam. Nếu muốn pháp luật đóng vai trò thượng tôn trong xã hội, việc xây dựng pháp luật ngay từ đầu phải hướng tới điều này. Một hệ thống pháp luật tìm cách thượng tôn một thiết chế cụ thể, một cá nhân cụ thể thì khó đạt được những mục tiêu dân chủ, pháp quyền. Trên cơ sở phân tích mô hình xây dựng pháp luật ở Việt Nam - luận từ nền tảng hiến định, tác giả đặt ra những yêu cầu cơ bản đối với mô hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần hướng tới (mô hình tương lai).
Ngoài ra, trên cơ sở đánh giá mô hình xây dựng pháp luật hiện tại, để phát huy được đầy đủ và hiệu quả hơn mô hình này, tác giả nhận định cần phải hoàn thiện, khắc phục một số thành tố trong đó với tư cách là những bước chuyển tiếp cho mô hình tương lai như chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục tính hình thức, tính cắt khúc, tăng cường năng lực cho cán bộ trong hoạt động phân tích chính sách…

Chương VII. Hoàn thiện việc xây dựng pháp luật theo mô hình trước mắt với các yếu tố chuyển tiếp mô hình tương lai
Tại chương này, trên cơ đánh giá khái quát tình hình trong nước và quốc tế qua hơn 3 thập kỷ nước ta tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới cũng như định hướng xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, tác giả đã đặt ra chín (09) yếu tố cơ bản của mô hình xây dựng pháp luật giúp bảo đảm yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa./.

PHẦN III. THÔNG TIN XUẤT BẢN PHẨM
Mã sách: TPC-17-10
Tác giả: GS.TS Lê Hồng Hạnh (Chủ biên)
Số trang: 487 - Kích thước: 16 x 24- Năm xuất bản: 2017
Giá bán: 170.000 đồng
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc./.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá DAV

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tư Pháp
Loại bìaBìa mềm
Số trang487
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tư Pháp
SKU3309187678385
Liên kết: [1+1] Set 2 tuýp kem dưỡng phục hồi da Dr. Belmeur Advanced Cica Hydro Cream (60ml+40ml)