Logic của sự khám phá khoa học là cuốn sách được ông viết bằng tiếng Đức có tựa đề Logik der Forschung - xuất bản lần đầu tại Nhà xuất bản (Nxb) Julius Springer Verlag, Vienna, 1934 - sau đó được chính tác giả dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề The Logic of Scientific Discovery - Nxb Hutchinson, London, 1959. Bản dịch tiếng Pháp La logique de la Découverte Scientifique, Payot, Paris, 1973. Trong tác phẩm này, ông đã phê phán quan điểm duy tâm lí, duy tự nhiên, duy nghiệm cũng như chủ thuyết thực chứng logic và xây dựng một luận thuyết của riêng mình, coi khả năng kiểm sai như một tiêu chí nhằm phân biệt giữa khoa học và không-khoa học.
Popper chỉ xây dựng một tri thức luận mới cho các khoa học thường nghiệm chứ không hề bác bỏ tính hợp thức và giá trị của những cách tiếp cận tự nhiên khác (như triết học, siêu hình học, phân tâm học ), và chính ông đã tuyên bố rằng lí thuyết của ông về tính khả kiểm sai cũng như về nguyên lí phân ranh là không thuộc lĩnh vực khoa học thường nghiệm, mà thuộc lĩnh vực triết học, tức là cũng mang tính phi khoa học.
Năm 1946, Karl Popper trở thành Phó Giáo sư môn logic học và phương pháp khoa học của Học viện Kinh tế London, nơi ông được phong Giáo sư năm 1949. Làm Chủ tịch Hội Aristoteles từ năm 1958 đến năm 1959. Được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ năm 1965, và được bầu làm Hội viên Hội Hoàng gia năm 1976. Ông thôi tham gia công việc hàn lâm từ năm 1969 nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu và tham gia hoạt động học thuật cho đến cuối đời. Ông là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nhân văn, và trong lĩnh vực của mình, ông đã được trao nhiều giải thưởng quốc tế cao quý.
Sinh (28/7/1902 - 17/9/1994), nhà triết học Anh, gốc Áo, nguyên Giáo sư Học viện Kinh tế London, được đánh giá là một trong những nhà triết học về khoa học có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông có nhiều công trình nghiên cứu rất sâu về lĩnh vực triết học xã hội và chính trị. Tư tưởng triết học của ông bao trùm các lĩnh vực:
Triết học khoa học với các tác phẩm Logic của sự khám phá khoa học (Logik der Forschung, Wien, 1934), Phỏng định và Bác bỏ (Conjectures and Refutations, 1963), Tri thức khách quan (Objective Knowledge, 1972).
Triết học chính trị và xã hội với các tác phẩm Sự nghèo nàn của Thuyết Sử luận (The Poverty of Historicism,1936, 1957), và Xã hội mở và những kẻ thù của nó (The Open Society and Its Enemies, 1945).
Về tiến hóa và chức năng của ngôn ngữ: Karl Popper không những quan tâm tới triết học khoa học, triết học chính trị, mà còn đưa ra nhiều quan điểm hết sức độc đáo và sâu sắc về thuyết tiến hóa, về logic học, về nghiên cứu ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực tư tưởng khác. Những ý niệm về các lĩnh vực đó được trình bày rải rác trong các tác phẩm lớn nói trên và trong những tác phẩm khác như: Quantum Theory and the Schism in Physics, 1956/57, Realism and the Aim of Science, 1956/57, Unended Quest; An Intellectual Autobiography,
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Viện IRED |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-12-05 17:43:13 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 708 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 8074232445838 |
python đồ dùng học tập elon musk sách how psychology works omega plus quyết địa tinh thư thần số học luật tâm thức huyễn tưởng về trí tuệ nhân tạo sinh học phân tử của tế bào làm vườn bền vững luat-tam-thuc-giai-ma-ma-tran-vu-tru bí ẩn mãi mãi là bí ẩn những tù nhân của địa lý tù nhân của địa lý stephen hawking michio kaku bảng tuần hoàn hóa học vũ trụ trong vỏ hạt dẻ gen vị kỷ lược sử thời gian vũ trụ sinh học phân tử của tế bào tập 1 sinh học phân tử sinh học phân tử của tế bào bộ 5 cuốn hóa học hoá hữu cơ bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học vật lý