“Khái niệm văn hóa gắn liền với tư duy của các ngành khoa học xã hội. Bằng cách nào đó, các ngành khoa học cần nó để suy tư về tính thống nhất trong sự đa dạng xét về mặt sinh học của loài người. Có vẻ văn hóa mang lại câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi về sự khác biệt giữa các dân tộc, câu trả lời “mang tính ch.ủng tộ” ngày càng tỏ ra mất giá trị trước sự tiến triển về di truyền học nơi các nhóm người.
Xét về bản chất, con người là một hữu thể văn hóa. Quá trình dài tiến hóa thành người, được bắt đầu trên dưới 15 triệu năm, đã chuyển từ sự thích nghi di truyền với môi trường tự nhiên sang sự thích nghi văn hóa. Trong quá trình tiến hóa này, đã dẫn đến loài Người tinh khôn (Homo sapiens), loài người đầu tiên, diễn ra một sự thoái triển tuyệt vời về bản năng, dần dần “được thay thế” bằng văn hóa, tức là qua sự thích nghi có chủ ý và có kiểm soát của con người thể hiện sự thích nghi mang tính chức năng nhiều hơn là sự thích nghi mang tính di truyền, bởi vì sự thích nghi này linh hoạt hơn, chuyển giao dễ hơn và nhanh hơn. Văn hóa không chỉ cho phép con người thích nghi với môi trường mà còn làm cho môi trường thích nghi với con người, với những nhu cầu, những dự án của con người, nói cách khác, văn hóa làm cho việc biến đổi tự nhiên trở nên khả dĩ.
Nếu mọi “quần thể” người sở hữu cùng một khối di truyền, các quần thể này phân biệt với nhau qua những lựa chọn văn hóa, mỗi quần thể sáng tạo ra các giải pháp độc đáo cho những vấn đề mà họ đối diện. Tuy nhiên, những khác biệt ấy không phải là không thể thỏa hiệp với nhau, vì xét đến sự thống nhất về mặt di truyền của loài người, những khác biệt ấy thể hiện cách sử dụng các nguyên tắc văn hóa phổ quát có khả năng tiến hóa và kể cả biến đổi.
Vì thế, khái niệm văn hóa tỏ ra là một công cụ thích hợp để kết thúc lối giải thích mang tính tự nhiên đối với các hành vi của con người. Nơi con người, tự nhiên được giải thích hoàn toàn bằng văn hóa. Những khác biệt có vẻ ít nhiều được gắn với các đặc tính sinh học như, sự khác biệt về giới tính, tự nó không bao giờ được quan sát ở “tình trạng thô” (tự nhiên), bởi vì có thể nói văn hóa được nhìn thấy “cách tức thì” trong sự khác biệt đó. Sự phân công vai trò giới và trách nhiệm trong xã hội loài người chủ yếu xuất phát từ văn hóa, và vì thế nó thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác.
Khái niệm văn hóa, được hiểu theo nghĩa rộng, hướng đến lối sống và tư tưởng, ngày nay đã được chấp nhận một cách rộng rãi, dù đôi khi cũng dẫn đến những mơ hồ nào đó. Nhưng đó không phải là vấn đề. Kể từ khi xuất hiện vào thế kỉ XVIII, ý niệm hiện đại về văn hóa đã không ngừng gây ra những tranh luận rất gay gắt. Dù cho có được định nghĩa rõ ràng như thế nào - và không thiếu các định nghĩa - những bất đồng vẫn luôn tồn tại trong cách hiểu về văn hóa cho thực tại này hay thực tại khác. Đó là việc sử dụng khái niệm văn hóa vào trong lĩnh vực biểu tượng, vào cái chạm đến ý nghĩa, tức là cái khó đồng thuận nhất.
Các ngành khoa học xã hội, mặc cho có sự lo ngại về tính tự trị nhận thức luận, không bao giờ hoàn toàn độc lập với các bối cảnh học thuật và ngôn ngữ học mà trong đó chúng tạo dựng những lược đồ lí thuyết và khái niệm của mình. Do đó, khảo cứu khái niệm văn hóa hàm chứa việc nghiên cứu tiến hóa lịch sử của nó, mà bản thân sự tiến hóa này cũng được gắn trực tiếp với nguồn gốc xã hội của ý niệm hiện đại về văn hóa.
Do vậy cuốn sách này, có mục tiêu trình bày khái niệm văn hóa như nó được định nghĩa và được sử dụng trong các ngành khoa học xã hội, không phải là suy tư về văn hóa theo cách hiểu hạn hẹp, tức văn hóa là cái mang tính hàn lâm, “có văn hóa” (cultivée) vốn [chỉ] đề cập các tác phẩm được gọi là văn hóa và các thực hành gắn liền với chúng. Vì thế, người đọc không nên mong đợi tìm thấy trong cuốn sách này việc trình bày những công trình xã hội học về sự sáng tạo nghệ thuật và việc hưởng thụ văn hóa có liên quan đến sân khấu, điện ảnh, việc đọc, việc lui tới các bảo tàng, vốn là một phần quan trọng của các nghiên cứu được gọi là xã hội học văn hóa (la sociologie de la culture).
Trong khuôn khổ cuốn sách này, không thể trình bày hết mọi cách dùng khái niệm văn hóa có thể có trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Ở đây, xã hội học và nhân học được ưu tiên, nhưng các lĩnh vực khác cùng dùng đến khái niệm văn hóa: tâm lí học và nhất là tâm lí học xã hội, phân tâm học, ngôn ngữ học, lịch sử, kinh tế, Ngoài các ngành khoa học xã hội, khái niệm này cũng được các nhà triết học sử dụng theo cách riêng biệt. Vì không thể nào bao hàm toàn bộ được, nên thật chính đáng khi chỉ tập trung vào một số hiểu biết nền tảng trong phân tích văn hóa”.
(Trích Dẫn nhập - Khái niệm văn hóa trong khoa học xã hội)
***
Khái Niệm Văn Hóa Trong Khoa Học Xã Hội - (bìa mềm) - Giá bìa: 125.000đ
Tác giả: Denys Cuche
Dịch giả: Lê Minh Tiến
Nhà xuất bản: NXB TRI THỨC
***
Hình thức: bìa mềm
Số trang: 400
Khổ: 13x20.5
Trọng lượng: 400gram
Năm phát hành: 2020
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Tri Thức |
---|---|
Ngày xuất bản | 2020-01-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Lê Minh Tiến |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 400 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 4257213914962 |
dk national geographic mặn béo chua nóng omega plus lịch sử hàn phi tử bách khoa lịch sử thế giới lược sử loài người súng vi trùng và thép marcus aurelius khắc kỷ thế giới như tôi thấy carl jung chủ nghĩa khắc kỷ thực tại không như ta tưởng luật tâm thức tâm lý học tội phạm tương lai sau đại dịch covid hành trình của linh hồn luat-tam-thuc-giai-ma-ma-tran-vu-tru bí ẩn mãi mãi là bí ẩn những tù nhân của địa lý quảng trường và toà tháp tù nhân của địa lý lịch sử tự nhiên tất tật về nàng dâu tại sao phương tây vượt trội bách gia tranh minh nguyễn hiến lê nguồn gốc muôn loài tri thức về vạn vật