Lên Gác Rút ThangHiện nay, các nước đang phát triển phải chịu sức ép lớn từ các nước đã phát triển cũng như từ việc thiết lập chính sách phát triển quốc tế do chính các nước đã phát triển kiểm soát tr...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Lên Gác Rút Thang (Tái Bản 2016)

Lên Gác Rút Thang

Hiện nay, các nước đang phát triển phải chịu sức ép lớn từ các nước đã phát triển cũng như từ việc thiết lập chính sách phát triển quốc tế do chính các nước đã phát triển kiểm soát trong việc áp dụng những "chính sách tốt" và "thiết chế tốt" nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của những quốc gia này. Theo chương trình nghị sự này, “những chính sách tốt” là những chính sách được người ta soạn cho nhiều quốc gia dưới tên gọi: đồng thuận Washington, bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô giới hạn, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế, tư nhân hoá và giảm bớt sự can thiệp của nhà nước. "Những thiết chế tốt" về cơ bản chính là những thiết chế của các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia Anglo-America, trong đó có: chế độ dân chủ, bộ máy hành chính tốt, bộ máy tư pháp độc lập, quyền sở hữu tư nhân (bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ) được bảo vệ một cách chắc chắn; và các thiết chế tài chính cũng như quản trị công (trong đó có ngân hàng trung ương độc lập về mặt chính trị) phải minh bạch và hướng theo thị trường.

Như chúng ta sẽ thấy trong các chương sau của tác phẩm này, đã có những thảo luận sôi nổi về việc các chính sách và thiết chế được đề nghị có thích hợp với các nước đang phát triển hiện nay hay không. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là, nhiều người phê bình, tức là những người nghi ngờ về khả năng ứng dụng của các khuyến nghị này vẫn tin rằng các chính sách và thiết chế “tốt” đó đã được các quốc gia đã phát triển áp dụng khi những nước này còn đang phát triển.

Ví dụ, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng Anh quốc đã trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới vì đã thực hiện chính sách tự do kinh doanh (laissez-faire policy), trong khi nước Pháp lẽo đẽo theo sau vì áp dụng các chính sách can thiệp. Tương tự như vậy, nhiều người tin rằng việc Hoa Kỳ từ bỏ chính sách thương mại tự do và ủng hộ luật thuế xuất nhập khẩu Smooth-Hawley ngay vào giai đoạn ban đầu của cuộc Đại khủng hoảng (1930) là "hành động chống thương mại hết sức dại dột có thể thấy được và gây ấn tượng sâu sắc nhất"- đấy là lời của ông Bhagwati, một nhà kinh tế học ủng hộ thương mại tự do nổi tiếng. Một ví dụ khác về niềm tin cho rằng các quốc gia đã phát triển đạt được tình trạng kinh tế của mình bằng các chính sách và thiết chế tốt là lời tuyên bố được người ta nhắc đi nhắc lại rằng không có quyền sở hữu bằng sáng chế hay các quyền sở hữu trí tuệ cá nhân khác thì những quốc gia này sẽ không thể tạo ra được những ngành công nghệ làm cho họ trở thành thịnh vượng. Trung tâm luật quốc gia về thương mại tự do Trung Mỹ nằm ở Hoa Kì đã từng tuyên bố rằng "Tài liệu lịch sử ở các nước đã công nghiệp hoá, tức là những nước đã bắt đầu như là nước đang phát triển, chứng minh rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những công cụ mạnh nhất để phát triển kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và phổ biến công nghệ mới cũng như văn hoá nghệ thuật".

Nhưng, có đúng là những chính sách và thiết chế được khuyến nghị cho các quốc gia đang phát triển là những những chính sách mà các quốc gia đã phát triển từng sử dụng khi còn là những nước đang phát triển hay không? Chỉ nhìn bên ngoài, dường như đã có một vài bằng chứng lịch sử nói rằng không phải như thế. Một vài độc giả có thể biết rằng nước Pháp trong thế kỷ XIX – trái ngược với bản chất của nó trong thế kỷ XVIII hay thế kỷ XX – là nước rất bảo thủ và là quốc gia chủ trương không can thiệp vào thị trường. Chúng ta cũng có thể đã biết rằng thuế xuất nhập khẩu ở Hoa Kì là cao, ít nhất là sau cuộc Nội chiến. Chắc hẳn, một số người đã từng nghe nói rằng mãi đến năm 1913 Ngân hàng Trung ương Mỹ, tức là Hội đồng dự trữ liên bang (FEB) - mới được thành lập. Thậm chí một vài người trong chúng ta có thể biết rằng Thụy Sĩ đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về công nghệ trên thế giới vào thế kỷ XIX dù không có luật về bằng sáng chế.

Sau khi có những bằng chứng chống lại quan điểm chính thống về lịch sử của chủ nghĩa tư bản như thế, cần phải hỏi rằng phải chăng vì một lý do nào đấy, các nước đã phát triển đang tìm cách che dấu "bí mật dẫn đến thành công của họ". Tác phẩm này tâp hợp các yếu tố khác nhau từ những tài liệu lịch sử trái ngược với quan điểm chính thống về lịch sử của chủ nghĩa tư bản và cung cấp một bức tranh đầy đủ và dễ hiểu về những chính sách và thiết chế mà các quốc gia đã phát triển từng sử dụng khi họ còn là những nước đang phát triển. Nói cách khác, tác phẩm này bàn về : “Đâu là nguồn gốc thật sự của sự giàu có của các quốc gia?”


Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CKB

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhThái Hà
Ngày xuất bản2016-01-26 00:00:00
Kích thước14.5 x 20.5 cm
Loại bìaBìa mềm
SKU2422384954669
Liên kết: Set 10 miếng Mặt nạ việt quất Real Nature Mask Blueberry TheFaceShop