FDI Nhiệm Vụ Kép Trong Bối Cảnh Mới

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một trong những nguồn lực phát triển quan trọng bậc nhất trong thời đại ngày nay, đặc biệt là đối với các nền kinh tế “đi sau”.Ở Việt ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu FDI Nhiệm Vụ Kép Trong Bối Cảnh Mới

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một trong những nguồn lực phát triển quan trọng bậc nhất trong thời đại ngày nay, đặc biệt là đối với các nền kinh tế “đi sau”.

Ở Việt Nam, trong bước chuyển mang tính cách mạng của nền kinh tế - từ hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống kinh tế thị trường, cùng với mở cửa thương mại, FDI được coi là một trong hai động lực phát triển bên ngoài quan trọng nhất, tạo thành “đôi cánh” giúp nền kinh tế chuyển mình và bay lên, trong quỹ đạo thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn được coi là một trong những nền kinh tế thành công trong việc tận dụng “lợi thế đi sau”, thu hút mạnh mẽ nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là dòng FDI, để giải quyết các vấn đề phát triển đã tồn đọng nhiều thập kỷ, thu hẹp khoảng cách tụt hậu phát triển, nhanh chóng vươn lên tiến cùng thời đại.

Thành tích đó là to lớn và không thể phủ nhận.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi vấn đề liên quan đến FDI đều suôn sẻ, đều mang lại lợi ích phát triển cho đất nước như mong đợi. Là một công cụ kinh tế đặc biệt hữu dụng, có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả “người cho” lẫn “người nhận”, trong thế giới cạnh tranh - đua tranh khốc liệt, thậm chí đối kháng và thù địch, FDI còn là một vũ khí sắc bén, nghĩa là chứa đựng cả nguy cơ mang rủi ro đến cho cả bên “cho” lẫn bên “nhận” nó.

Việt Nam không phải là một ngoại lệ của chân lý đó.

FDI là nguồn lực giúp kinh tế Việt Nam đạt những thành tích phát triển được coi là ngoạn mục: nhập vào quỹ đạo phát triển mới, đóng góp không nhỏ, thậm chí ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm cho người lao động - dù chủ yếu là lao động kỹ năng thấp, xứng đáng với danh hiệu là một động lực tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế.

Nhưng “tấm huân chương nào cũng có hai mặt”. Bên cạnh những đóng góp phát triển to lớn ở Việt Nam, FDI cũng phát sinh những hậu quả, tiềm chứa cả những rủi ro tầm chiến lược: Trình độ công nghệ không cao, tạo giá trị gia tăng thấp, gây tác động môi trường xấu, ít liên kết phát triển với khu vực kinh tế bản địa, thậm chí còn tranh chấp, chèn ép phát triển đối với các doanh nghiệp nội, và đặc biệt là hình thành nên một khu vực kinh tế gần như là “biệt lập” trong nền kinh tế Việt Nam. Vì lẽ đó, trong nhiều năm, người ta hay đề cập đến tình trạng “nhị nguyên” của kinh tế Việt Nam, với sự tách rời của khu vực “nội” và khu vực “ngoại”. Nguyên tắc “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng đã không được thực hiện một cách đầy đủ, dẫn tới chỗ chức năng quan trọng nhất của dòng vốn FDI - cải tạo kỹ thuật, công nghệ nền kinh tế; liên kết và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực kinh tế bản địa - đã bị xem nhẹ, nhường vị trí ưu tiên cho những mục tiêu dù quan trọng nhưng về nguyên tắc, nặng về thành tích số lượng, phải ở vị trí thấp hơn trong bảng xếp hạng như đóng góp GDP, đóng góp xuất khẩu, đóng góp tạo việc làm nói chung. Những tiêu chuẩn chất lượng trong sự đóng góp của khu vực này - chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, trình độ công nghệ, lao động kỹ năng, tác động môi trường, có phần bị xem nhẹ.

Cách tiếp cận chính sách như vậy với khu vực FDI kéo dài trong nhiều năm và để lại những hậu quả không nhỏ. Cho nên, không hề là tình cờ khi sau hơn 30 năm thu hút FDI được coi là “thành công”, tháng 8 năm 2019, lần đầu tiên, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam lại đưa ra một Nghị quyết riêng về FDI, trong đó, đánh giá kết quả “hai mặt” của FDI một cách khách quan, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất cho giai đoạn mới một cách tiếp cận chiến lược FDI mới mẻ ở nhiều điểm mang tính nguyên tắc.

Cũng giống như trên phạm vi thế giới, trên thực tế, xuyên suốt lịch sử đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam mấy chục năm qua, việc thu hút và sử dụng FDI luôn là một trong những chủ đề thảo luận và tranh luận sôi nổi bậc nhất trên các diễn đàn học thuật và chính sách. Nguyên do là ở “tính có vấn đề” ở tầm mức chiến lược, ở cơ chế vận hành và chính sách thực thi của chính quá trình thực tiễn này.

Dù đã trải qua nhiều năm, nhưng đến nay cuộc tranh luận vẫn chưa chấm dứt - và nó sẽ còn tiếp tục kéo dài, với những khía cạnh lý luận và thực tiễn mới mẻ.

Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay - “FDI - Nhiệm vụ kép trong bối cảnh mới” của TS. Phan Hữu Thắng - là một sản phẩm của quá trình đó, hay đúng hơn, là công trình tiếp tục quá trình đó - được viết với mục tiêu góp phần làm sáng tỏ vấn đề, và gan ruột hơn - nêu các đề xuất, gợi ý giúp giải quyết vấn đề.

Ý tưởng của cuốn sách - như được thể hiện cô đọng trong tiêu đề - là rõ ràng: khảo sát “sứ mệnh kép” của FDI - một mặt, là nguồn lực quan trọng giúp nền kinh tế của nước nhận đầu tư phát triển độc lập và tự cường; mặt khác, có khả năng trở thành một công cụ kìm hãm phát triển đối với nước nhận đầu tư, đặt họ vào tình trạng bị lệ thuộc, bị chèn ép và nô dịch phát triển - trên thực tế được thực hiện như thế nào ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Theo mạch vấn đề đó, không dừng lại ở cấp độ “nhận thức luận”, cuốn sách còn hướng tới mục tiêu thực tiễn sát sườn: Việt Nam cần triển khai một chiến lược FDI thế nào để thu được hiệu quả phát triển cao, đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong tương lai, khi thời thế và các điều kiện thực thi đã thay đổi mạnh mẽ?

Tác giả cuốn sách, TS. Phan Hữu Thắng, thực sự là một trong những chuyên gia hàng đầu về FDI ở Việt Nam. Hầu như toàn bộ sự nghiệp của ông là dành cho FDI. Trong nhiều năm, ông đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về FDI ở Việt Nam.

Ông viết cuốn sách này - cũng như với nhiều công trình khác, đều về chủ đề vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam với cương vị và trọng trách đó, cộng thêm phẩm chất của một nhà khoa học (tác giả là tiến sĩ kinh tế) và trách nhiệm công dân. Cho nên, có cơ sở để tin rằng những gì được viết ra trong cuốn sách đều là kết tinh tri thức và kinh nghiệm hoạt động nhiều năm, được đúc kết lại, giống như “con tằm rút ruột nhả tơ”, của một người suốt đời vật lộn và trăn trở với công việc.

Cuốn sách phân tích lịch sử dòng FDI ở Việt Nam - tất nhiên, chỉ theo mạch chủ đề được chọn, trong đó, nêu ra hàng loạt vấn đề cả cũ tồn đọng lẫn mới phát sinh. Thật sự là đang rất ngổn ngang. Nó phản ánh sự thấu hiểu, của một người “làm nghề”, cũng như sự trăn trở có trách nhiệm của một công dân.

Có thể chưa đạt chiều sâu và tính hệ thống mong muốn, chưa cống hiến cho người đọc một hệ thống số liệu và tư liệu “xứng tầm” mà độc giả kỳ vọng ở tác giả, song cuốn sách có giá trị cống hiến thật sự, trước hết ở khía cạnh nó chỉ ra tính “có vấn đề” của một quá trình chiến lược quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới, nêu ra hàng loạt vấn đề tồn đọng và mới mẻ, đều cần phải được giải quyết ở mức độ cấp bách cao nhất.

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá SKBDI

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTrung Tâm Phát Hành Sách Và Văn Hóa Phẩm Khoa Học Và Kỹ Thuật
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Khoa học & kỹ thuật
SKU2196363983641
Liên kết: Nước tẩy trang Gạo Rice Water Bright Mild Cleansing Water The Face Shop 500ml