Giới thiệu ĐƯỜNG SẮT PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG và VÂN NAM
Nếu bạn biết tôi có 15 năm đi làm cầu rồi hôm nay ngồi ngồi giới thiệu sách cho các bạn thi bạn hiểu tôi thích thú tập sách này thế nào. Tôi từng gặp a Nguyễn Văn Trường - thủ thư Viện Viễn Đông Bắc Cổ - và anh từng đưa tôi xem bản gốc tập dữ liệu “Đường sắt Đông Dương” thì bạn biết nó ý nghĩa ra sao. In, dịch hay phát hành những cuốn sách khảo cứu như vậy đều đem lại ích lợi lớn cho ta. Cảm ơn họ đã chịu phát hành. *** ĐƯỜNG SẮT PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG VÀ VÂN NAM Frederic Hulot Nguyễn Văn Trường - Nguyễn Thục Hạp EFEO dịch và giới thiệu Giá bán 289k *** “Đường sắt Pháp ở Đông Dương và Vân Nam” là một cuốn “đinh, khác biệt hoàn toàn” với những cuốn đã từng ra mắt độc giả và thuộc bộ sách “Ký ức Đông dương” của MaiHaBooks. Ấn phẩm nằm trong bộ sách nhiều tập và kỳ công của học giả người Pháp Frédéric Hulot – "Đường sắt Pháp ở hải ngoại", viết riêng về hệ thống đường sắt ở Đông Dương và Vân Nam có tiêu đề tiếng Pháp là Les chemins de fer de la France d’Outre-Mer, Volume 1: L’Indochine - Le Yunnan, được Nhà xuất bản La Régordane in năm 1990 tại Thụy Sĩ. Frédéric Hulot cùng nhóm kỹ sư ngành đường sắt Pháp dày công nghiên cứu toàn bộ mạng lưới đường sắt Đông Dương và đường sắt Vân Nam (Trung Quốc) từ khởi đầu đến những thập kỷ gần đây, sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất đất nước. Đây là một cuốn sách hiếm hoi trình bày trọn vẹn và tổng thể đường sắt Pháp ở Đông Dương, cả đường tàu hỏa và tàu điện. Sách có nhiều tư liệu lịch sử quý về sự hình thành và phát triển mạng lưới đường sắt ở Đông Dương như tuyến chính từ Hà Nội đến Sài Gòn, các tuyến nhánh ngang sang Lào, sang Campuchia, nhánh từ miền ven biển Việt Nam lên Đà Lạt và các nhánh Đông Dương đi Côn Minh (Vân Nam Phủ, Trung Quốc). Sách có hơn 200 ảnh, bưu ảnh, cùng 24 bản đồ lớn, bé và 27 bảng biểu, bản vẽ kỹ thuật toa tàu, đầu má để minh họa, được nhiều người coi là một tập sử liệu bằng hình của ngành đường sắt ở Đông Dương. Giá trị của Đường sắt Pháp ở Đông Dương và Vân Nam không chỉ là những thông tin tư liệu, những sự kiện của ngành đường sắt gắn liền với niên đại lịch sử do nhà sử học Frédéric Hulot cho biết, mà còn có sự kết hợp của nhóm kỹ sư chế tạo máy và kỹ sư đường sắt Pháp đã cung cấp nhiều hình ảnh, bản vẽ thiết kế, chế tạo đầu máy, toa xe, nhiều thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn đường ray 600mm hay 1.000mm, hầm xuyên núi trên các cung đường địa hình phức tạp. Họ còn giới thiệu cả một xê-ri mẫu đầu máy, từ máy SACM 120-T, số 3 mang tên “Le Myre de Viller” của tuyến đường sắt đầu tiên trên đất Nam Kỳ đến các hệ đầu máy khác nhau được đầu tư, nâng cấp tân tiến dần như SACM 141-508 mang tên “Mikado” và “Pacific” 020-T, 030-T, 220-T (Expresse), 130-T và họ cũng đóng góp nhiều bản vẽ kỹ thuật các đầu máy “Mikado”141-501, đầu máy 040-T hỗn hợp lực bám dính và răng cưa số 708; bản vẽ thiết kế toa xe hạng nhất, nhì, ba do hãng Decauville và Société Franco-Belge chế tạo kiểu sa-lông, toa ăn, toa thượng hạng có giường nằm, dùng chuyên chở các vị Toàn quyền, chỉ huy quân đội. MaiHaBooks xin trân trọng giới thiệu và hy vọng tập sách chuyển ngữ Đường sắt Pháp ở Đông Dương và Vân Nam này sẽ đóng góp nhiều thông tin, sử liệu có giá trị cho các công trình nghiên cứu đa ngành, liên ngành và góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và công cuộc hiện đại hóa ngành đường sắt nói riêng.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá MICHI