Combo bộ sách "Sài Gòn một thuở - Dân ông Tạ đó!" - Bộ 3 tập

Tác giả: Cù Mai Công | Xem thêm các sản phẩm Tiểu sử - Hồi ký của Cù Mai Công
Sài Gòn từ thuở sơ khai vốn là vùng đất mà dân tứ xứ khắp nơi quy tụ về. Mỗi nhóm người đến đây lại đem theo văn hóa, giọng nói của họ và biến Sài Gòn thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.Riêng về cộ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo bộ sách "Sài Gòn một thuở - Dân ông Tạ đó!" - Bộ 3 tập

Sài Gòn từ thuở sơ khai vốn là vùng đất mà dân tứ xứ khắp nơi quy tụ về. Mỗi nhóm người đến đây lại đem theo văn hóa, giọng nói của họ và biến Sài Gòn thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.

Riêng về cộng đồng người Bắc, chúng ta đều biết rằng có gần một triệu đồng bào đã vào Nam sau hiệp định Genève 1954. Tuy nhiên, thông tin về cộng đồng này đến nay vẫn chưa ai có thể tập trung đầy đủ và rõ ràng để chúng ta có cái nhìn tổng quát, đặc biệt là về đời sống, văn hóa của những người Bắc 54 tại Sài Gòn.

May sao, trong số những người viết về Sài Gòn, Cù Mai Công là một tác giả hiếm hoi chuyên về vùng đất Ông Tạ ­– nơi những người Bắc 54 tập trung đông nhất và cũng đa dạng nhất so với các vùng khác. Anh không những có “tuổi thơ dữ dội” ở đây mà còn sưu tầm và lưu giữ đầy đủ những tư liệu quý hiếm về vùng đất này. Cùng với tình cảm sâu đậm, anh đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vùng đất Ông Tạ qua lối kể chuyện gần gũi và hấp dẫn.

Trong Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 1, chúng ta sẽ được chứng kiến những ngày đầu tiên cộng đồng Bắc 54 đến Sài Gòn và quá trình hình thành nên các giáo xứ như thế nào. Thú vị hơn, khi đi sâu vào chi tiết, chúng ta nhận ra rằng cộng đồng Bắc 54 dù khi vào Sài Gòn với muôn vàn khó khăn nhưng họ định cư có tổ chức và “quy hoạch” hẳn hoi. Cứ mỗi giáo xứ lại theo sự lãnh đạo của một vị linh mục và phân chia khu vực rất rõ ràng: giáo xứ An Lạc (Hà Nội), giáo xứ Nam Thái (Nam Định và Thái Bình), giáo xứ Lộc Hưng, Nghĩa Hòa, Tân Chí L Không chỉ chặt chẽ về mặt tổ chức mà họ còn giữ gìn văn hóa, truyền thống, đạo đức cho con cháu rất kỹ. Đây là một điều đáng lưu ý cho thế hệ ngày nay.

Sài Gòn một thuở: “Dân Ông Tạ đó!” - Tập 2

Những ai đã từng yêu mến vùng Ông Tạ qua miêu tả của tác giả Cù Mai Công hẳn sẽ rất vui khi trong quyển sách Sài Gòn một thuở: “Dân Ông Tạ đó!”- Tập 2, tác giả sẽ tiếp tục dẫn bạn đọc đi sâu vào từng ngõ hẻm, thăm từng căn nhà, gặp gỡ những nhân vật đã làm nên một trời tuổi thơ đầy kỷ niệm của anh cũng như của nhiều cư dân Ông Tạ khác.

Quyển sách mở ra bằng một không khí thân quen và ấm cúng của những ngày cận Tết, với hình ảnh của những sạp bán lá dong, hương vị của kẹo lạc, “thèo lèo cứt chuột” từ ngày 23 tháng Chạp, khung cảnh nhà nhà ngồi canh nồi bánh chưng đêm 30 Tết, tiếng pháo rền vang vào thời khắc giao thừa và nếp sinh hoạt của bà con Ông Tạ trong những ngày Tết… Đó là những hình ảnh, hương vị và thanh âm gợi một trời ký ức của nhiều thế hệ mà nay đã “phai nhạt mấy màu”.

Qua những bài viết về ngõ Con Mắt, ngõ Cổng Bom, giáo xứ Sao Mai - Chí Hòa - Thánh Mẫu - Nghĩa Hòa, xóm Đại Lợi…, bạn đọc ắt sẽ thấy bất ngờ và thú vị khi phát hiện ra rằng nơi đây tuy tập trung phần lớn cộng đồng Bắc 54 nhưng không vì thế mà thiếu đi sự đa dạng.

Ông Tạ có lượng giáo dân Công giáo đông đảo nhưng vẫn có thể ôm trọn đồng bào Bắc 54 Phật tử ngay giữa trung tâm Ông Tạ; Ông Tạ có không ít văn sĩ, thi sĩ chọn nghề cầm bút thì cũng có lượng lớn những người chọn theo nghiệp… cầm súng; Ông Tạ là nơi sản sinh ra nhiều giám mục, linh mục nhưng đồng thời cũng là nơi cư ngụ của Sơn Đảo - trùm du đãng khét tiếng Sài Gòn; Ông Tạ có những doanh nhân lớn mà khi thành đạt vẫn chọn sống tại ngôi nhà cũ tại Ông Tạ, bên cạnh những bà con lao động nghèo… Tất cả mọi thứ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại có thể cùng tồn tại cạnh nhau rất hài hòa.

Thêm một điểm đặc biệt nữa, đó là trong quyển sách này, bạn đọc sẽ được “gặp” không ít người nổi tiếng. Ngõ Con Mắt, xóm Đại Lợi, giáo xứ Nghĩa Hòa…những cái tên tuy khá xa lạ với những người không phải dân cố cựu nhưng mấy ai biết rằng nơi đây từng là nơi cư ngụ của gia đình nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như diễn viên Đại Nghĩa, ca sĩ Tóc Tiên, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà văn/MC Nguyễn Ngọc Ngạn, nhạc sĩ Nguyễn Vũ - tác giả “Bài Thánh ca buồn” mà lời ca và giai điệu quen thuộc vang lên trong mỗi mùa Giáng Sinh, nhạc sĩ Văn Giảng của “Ai về sông Tương”, nhạc sĩ Hoài An gắn liền với nhiều bài nhạc Xuân trước 1975 phổ biến đến tận ngày nay mà người ta vẫn thường hát trong những ngày Tết… và còn rất nhiều thi sĩ, họa sĩ, nhà báo có tiếng ở Sài Gòn không thể kể hết tên.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào những câu chuyện đời thường, những nhân vật khiến cho bạn cảm thấy thân thuộc, thương cảm, hoặc nhiều lúc… ôm bụng cười ngặt nghẽo lại không phải là những người nổi tiếng mà chính là những nhân vật “vô danh”. Những mẩu chuyện thoáng qua vốn chỉ là những lát cắt “không đầu không đuôi” của những người bình thường mà tác giả chỉ kịp gọi tên vắn tắt, có khi chỉ là “tên cúng cơm”, nhưng lại khiến ta đồng cảm sâu sắc. Phải thân lắm, thương nhân vật của mình lắm, tác giả mới có thể phát hiện và khắc họa được nét độc đáo của mỗi con người bình dị ấy, cũng như điểm đáng nhớ nhất trong cuộc đời vốn bình lặng của họ. Bên cạnh đó, bạn đọc sẽ nhận ra rằng, nổi bật giữa những câu chuyện mang đậm màu sắc cá nhân là câu chuyện “tình làng nghĩa xóm” - tình thân của những người hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, có khi thương nhau hơn cả ruột thịt.

Không dừng lại ở đó, đan xen trong những câu chuyện vui buồn của cư dân Ông Tạ là tuổi thơ đầy màu sắc của tác giả Cù Mai Công. Anh là một nhân chứng của Ông Tạ từ những ngày đầu tiên, đi qua những tháng ngày đẹp nhất cũng như những thời khắc bi thương nhất của cộng đồng này. Có cảm tưởng như dấu chân anh hẳn đã in khắp vùng Ông Tạ nên anh mới có thể có mặt từ mọi câu chuyện vặt vãnh của trẻ con cho đến chứng kiến những biến động lớn của thời cuộc. Anh rành rẽ gia phả của mỗi gia đình, nhớ như in những chi tiết “thời xửa thời xưa” mà có khi “chính chủ” cũng đã quên.

Đúng như nhà thơ Đỗ Trung Quân, một người từng sống tại ngõ Con Mắt, từng chia sẻ rằng nếu Cù Mai Công không viết về Ông Tạ, bản thân nhà thơ cũng không tin mình đã từng sống và lớn lên ở đấy. Hoặc như nhà báo Phúc Tiến, một người bạn thân thời niên thiếu của tác giả, từng cảm khái: “Ôi, Công của tôi, một cây bút sống được, viết được nhiều kiếp người như thế, không nhiều lắm đâu”.

Không chỉ thấm đẫm hoài niệm, tình cảm và tâm huyết của tác giả Cù Mai Công, những ký ức về một khoảng trời tuổi thơ Ông Tạ được anh khắc họa trong tập sách Sài Gòn một thuở:“Dân Ông Tạ đó!”- Tập 2 còn góp phần làm phong phú thêm những câu chuyện về ký ức Sài Gòn xưa.

 

Sài Gòn một thuở: “Dân Ông Tạ đó!” - Tập 3

Khi đọc Sài Gòn một thuở: “Dân Ông Tạ đó!” tập 3, chúng ta cũng sẽ có cảm nhận tương tự. Tuy nhiên, lần này tác giả đã giới thiệu Ông Tạ theo một cách khác. Không phải bằng bản đồ, công trình kiến trúc, hay những con đường… mà bằng những thứ vô hình như mùi vị, cảm giác… Cù Mai Công đã khéo léo đưa chúng ta bước vào một thế giới khác, để chạm tới phần “hồn cốt” của cộng đồng những người Bắc 54, đặc biệt là cư dân vùng Ông Tạ.

Phở, xôi, bánh cuốn, bún chả, cháo sườn… vốn là những món ăn rất quen thuộc đối với người Sài Gòn ngày nay, đặc biệt trong những bữa ăn sáng. Có thể chúng ta đã ăn món xôi nhiều lần nhưng vẫn chưa để ý kỹ độ dẻo, mùi thơm và độ nóng của xôi. Rồi cũng có đoạn bật cười khi tác giả cho rằng bánh cuốn ăn với đậu hủ chiên giòn (cắt thanh dài) thì hợp hơn là ăn với bánh tôm. Phải là một người có tình yêu với ẩm thực lắm thì mới trăn trở về những thành phần trong một món ăn tưởng như rất bình thường như thế.

Rồi có những món đặc trưng hơn, không phải để ăn hằng ngày mà dành cho những dịp đặc biệt. Như qua mâm quả bánh cưới, kẹo lạc… mà qua đó, chúng ta được chứng kiến một đám cưới xưa như thế nào. Và, không quên gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giò chả vì nhờ nó mà ta như được sống lại trong không khí ngày Tết xưa…

Qua ngòi bút của tác giả, chúng ta có cảm giác “ẩm thực Ông Tạ” như một thế giới võ hiệp mà mỗi người bán (hoặc có khi mỗi gia đình) đều lưu giữ những “tuyệt chiêu” của riêng mình: có trường phái cũ, trường phái mới, lại có trường phái bị thất truyền, có trường phái sang trọng, nhưng cũng có trường phái bình dân…

Nhưng thật ra, Cù Mai Công đang mượn nét ăn để nói về thói ở, về con người thì đúng hơn. Như gánh xôi Bà Lai, chúng ta có cảm tưởng như xôi chỉ là cái cớ để giữ chặt mối gắn kết và duy trì sự tiếp nối của ba thế hệ. Gánh xôi Bà Lai tưởng như thầm lặng tại góc một ngã ba sầm uất nhưng qua miêu tả của Cù Mai Công lại mang tính biểu tượng đối với cư dân cả một vùng. Thì ra, biểu tượng của một vùng đất hay cả một quốc gia lại không phải thứ gì vĩ đại, lớn lao mà đó chỉ đơn giản là gánh xôi, tô phở, hủ muối mè…

Ngoài Bà Lai, vẫn còn nhiều “con người Ông Tạ” thầm lặng khác đã được tác giả ưu ái dành riêng nhiều trang sách cho họ. “Người Ông Tạ” cũng đa dạng lắm: có người là đại gia thời đó như ông chủ tiệm ảnh Á Đông, có người chỉ là buôn gánh bán bưng như bà Rật xóm Mắm, có người làm nghề mô phạm như ông giáo Dũng, lại có người thuộc giới võ biền như võ sĩ Lý Tiểu Quảng… Nhưng cho dù là dân văn hay dân võ thì “khí tiết kẻ sĩ” của một nhà giáo hay một tay võ phu không khác gì nhau.

Cuối cùng, vượt lên trên những món ăn, những hoàn cảnh khác nhau của mỗi người, chúng ta thấy bật lên một nếp nhà của những cư dân Ông Tạ nói riêng, hoặc rộng hơn là nếp sống của người miền Nam khi xưa. Đó là sự giáo dục nghiêm cẩn của cha mẹ đối với con cái, là cái tình của người thầy đối với trò, là cái nghĩa xóm giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”, là cách ứng xử ý nhị giữa vợ chồng, và là tình yêu với quê hương qua hương vị của món Phở, món bánh cuốn… mà nay đã vươn ra biển lớn.

“Ôn cố tri tân”, những chuyện tưởng xưa nhưng không bao giờ cũ luôn hiển hiện trong từng trang của Sài Gòn một thuở: “Dân Ông Tạ đó!” tập 3 này.

Về tác giả

Cù Mai Công tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với số điểm hạng 4 trên gần 200 sinh viên khóa học 1980 - 1984.

Từ 1985 đến nay, ông làm phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn cho các tòa báo: Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online. Ông phản ánh, ghi nhận những hoạt động phong trào của Đoàn, Đội, Hội và lối sống của giới trẻ TP.HCM.

Hai lĩnh vực trong nghề báo mà Cù Mai Công được độc giả biết đến nhiều nhất là khi ông cho ra mắt, nhân vật "Anh Cỏ Cú", phụ trách một chuyên mục tại báo Mực Tím từ số 1 đến số 89 (1988 - 1993) và thực hiện gần 200 bài viết, phóng sự về cuộc sống về đêm của giới trẻ TP.HCM trên báo Tuổi Trẻ từ 1994 - 2004. Từ những hoạt động tích cực trong nghề báo, năm 2005, Cù Mai Công đã được bình chọn là một trong 30 "Gương mặt trẻ của thành phố 30 năm" tại Đại hội Thanh niên tiên tiến Thành phố Hồ Chí Minh.

Các tác phẩm đã xuất bản: “Sài Gòn by night” tập 1, 2, 3, 4, 5, 6; “Tuổi mực tím Sài Gòn”; “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” tập 1, 2; “Sài Gòn một thuở: Dân Ông Tạ đó” tập 1, 2, 3.

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CSC

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhFirst News - Trí Việt
Ngày xuất bản2024-05-02 14:47:13
Loại bìaBìa mềm
Số trang800
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU9049387657307
Liên kết: Kem dưỡng ẩm sáng mịn da cơ thể Dr. Belmeur Mild Derma Body Cream (200ml)