Giới thiệu Combo 2 cuốn sách: Bí Quyết Trường Thọ của Người Nhật + Lịch Sử Ung Thư - Hoàng Đế Của Bách Bệnh (bìa mềm)
1. Bí Quyết Trường Thọ của Người Nhật
Học cách sống trường thọ như người Nhật
Bạn có bao giờ thắc mắc “Bí quyết của sự trường thọ là gì?” không? Nhật Bản vẫn luôn nổi tiếng với việc có nhiều người sở hữu tuổi thọ cao nhất thế giới và không có gì ngạc nhiên khi bí quyết sống của người Nhật cũng được xem là bí quyết của sự trường thọ.
Vậy theo bạn thì thế nào là trường thọ? Nhiều người sẽ trả lời đó là những con số, như sống đến 100 tuổi chính là trường thọ. Thực ra chúng ta vốn luôn chạy theo những tiêu chuẩn mà không nhận ra “tiêu chuẩn không mang tính tuyệt đối”. Bằng những tiến bộ về y học như hiện nay thì tuổi thọ con người ngày càng được kéo dài. Cố bác sĩ Shigeaki Hinohara – huyền thoại y học Nhật Bản, đã viết: “Tôi cho rằng lấy ranh giới tuổi 70 để định nghĩa về người cao tuổi như hiện nay sẽ trở thành 75 tuổi vào thời điểm 20 năm sau”.
Và chắc hẳn khi nhắc đến bí quyết của sự trường thọ, bạn sẽ liên tưởng ngay đến các chế độ ăn lành mạnh, ví dụ như chế độ 3 thấp 1 cao – muối thấp, đường thấp, béo thấp, xơ cao – hay những khẩu phần ăn kiêng bằng các loại hạt, ngũ cốc,… Thực ra những chế độ này đều tốt cho sức khỏe và phần nào giúp bạn duy trì được sức sống dẻo dai. Nhưng chỉ “phần nào” thôi, vì điều quan trọng nhất của việc trường thọ chính là có những suy nghĩ khỏe mạnh.
Những suy nghĩ khỏe mạnh là bao gồm như: có nhiều hy vọng sống, tự điều chỉnh hành động để thực hiện các việc vừa với sức khỏe của mình, biết kiềm chế và cung cấp cho cơ thể chế độ ăn “xanh” từ khi còn trẻ, … và đặc biệt nó còn bao gồm cả việc suy nghĩ đến cái chết. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng chính cố bác sĩ Shigeaki Hinohara đã giải thích trong quyển sách nhỏ “Bí quyết trường thọ của người Nhật” của mình rằng: “Chúng ta đếm ngược từ cái chết không phải để sống nơm nớp trong lo sợ mà là để luôn biết cảm ơn mỗi ngày mới mà chúng ta có để sống”.
Cố bác sĩ Shigeaki Hinohara sống thọ 106 tuổi và ông vẫn liên tục hành nghề, không nghỉ hưu đến tận ngày 18/7/2016, ngày ông mất. Tựa của quyển sách “Bí quyết trường thọ của người Nhật” có lẽ khiến bạn nghĩ đến việc ông sẽ liệt kê những việc bạn nên làm và không nên làm để có tăng tuổi thọ. Đúng là thế, nhưng quyển sách đặc biệt ở chỗ đó không phải là lý thuyết suông, không phải những lời sáo rỗng mà bạn đôi khi đọc được đâu đó trên mạng, mà đây là những lời khuyên đã được viết bởi một vị bác sĩ già khi bước qua tuổi 90, người đã trải qua những dấu mốc mang tính lịch sử của Nhật Bản và Thế Giới, từng chứng kiến hơn 4000 bệnh nhân giã từ cuộc sống. Đó là tinh hoa từ những kinh nghiệm quý báu khi ông chữa trị cho bệnh nhân, khi ông lắng nghe họ và cả từ những sai lầm mà ông đã phạm phải bởi sự hiếu thắng khi còn trẻ của mình.
Sách ông viết không mang tính chất là một người già dạy dỗ người trẻ, mà ngược lại lối hành văn rất gần gũi, các dẫn chứng thực tế đều được lấy từ những trường hợp bệnh nhân của ông, bởi mục đích của quyển sách này là mang đến nhiều hy vọng vào cuộc sống hơn cho người trẻ cũng như người già. Bản thân chính ông đã từng là một bệnh nhân nằm liệt giường nên ông hiểu sâu sắc những câu nói động viên “Cố lên” mà các bác sĩ thường nói với bệnh nhân của mình là vô dụng đến nhường nào. Và với cương vị là một bác sĩ, ông không bao giờ xem bệnh nhân là “những bộ phận bị nhiễm bệnh” mà ông luôn xem đó là “những người bệnh”, những người thân của mình.
Quyển sách này cũng ấm áp như trái tim ông. Khi đó, ông đã 90 tuổi nhưng bên trong tâm hồn vẫn tràn trề nhựa sống, tâm huyết cả hơn 50 năm là bác sĩ được ông gói gọn qua quyển sách một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy chiều sâu. Dù là khi nói đến cái chết nhưng vẫn không hề làm mọi thứ nặng nề, mà ngược lại nó khiến người đọc thêm hiểu quy luật của cuộc sống này, rằng chết là điều tất nhiên và không gì có thể thay đổi điều đó, từ đó ta hiểu được rằng hãy sống hết mình cho ngày hôm nay, biết cho và nhận yêu thương, biết cảm ơn những điều tốt đẹp mà người khác trao cho ta, biết quý giá hơn mỗi giây phút được sống và biết rằng sống đẹp là khi ta biết nghĩ đến người khác.
Thực ra bí quyết trường thọ mà ông đã nghiệm ra và chia sẻ trong tập sách này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được: “Khi có tuổi, trên mặt ta sẽ có thêm nhiều nếp hằn sâu nhưng ta vẫn muốn được sống đẹp. Nếu lúc nào ta cũng mỉm cười thì chắc chắn sẽ có ngày ta có những nếp nhăn in theo dấu nụ cười. Mỗi một độ già thêm, nội tâm sẽ thể hiện rõ hơn trên khuôn mặt. Hãy để những nét nhăn nụ cười tăng lên và làm tràn trề “khí”. Chính thứ “khí” này làm cho con người khỏe mạnh, là nguồn mạch của sự sôi nổi.” Sách do Anh Phong dịch, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp.HCM và First News ấn hành.
2. Lịch Sử Ung Thư - Hoàng Đế Của Bách Bệnh (Bìa Mềm)
Ung thư đang càng ngày càng là mối đe dọa của nhiều người dân ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Ở một vài quốc gia, ung thư vượt qua cả bệnh tim mạch để trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.
Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78. Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người nên tự trang bị cho mình hiểu biết nhất định về căn bệnh này để bảo vệ chính mình và người thân. Lịch sử ung thư – Hoàng đế của bách bệnh , như tên gọi của nó là cuốn sách nói về lịch sử của ung thư.
Siddhartha Mukherjee đã đưa độc giả đến với ung thư kể từ lần đầu tiên nó được mô tả vào 4.600 năm trước bởi vị thầy thuốc người Ai Cập tên là Imhotep. Cuốn sách là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa – một thời là bí mật, một căn bệnh chỉ nên rỉ tai “nói thầm” với nhau – thường được nói một cách ẩn dụ thành một thực thể biến hình chết người có khả năng len lỏi vào tận các mặt chính trị, khoa học, y khoa, và thường được mô tả chắc chắn như một bệnh dịch khủng khiếp trong thế hệ chúng ta.
Cuốn sách nỗ lực đi vào tâm trí của căn bệnh bất trị này, để hiểu rõ đặc tính của nó, và để đánh tan huyền thoại bí ẩn về nó. Theo Mukherjee, cuốn sách này giúp trả lời câu hỏi muôn thuở của bệnh nhân: "Tôi sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi cần biết tôi đang chiến đấu với cái gì." Nhưng mục đích tối thượng của Siddhartha Mukherjee là đặt một câu hỏi vượt ra ngoài cuốn tiểu sử này: liệu ung thư có còn xâm chiếm tâm trí chúng ta trong tương lai không? Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này ra khỏi cơ thể và xã hội chúng ta không?
Siddhartha Mukherjee là chuyên gia về ung thư, người Mỹ gốc Ấn, giảng dạy và nghiên cứu y khoa tại Đại học Columbia. Ông đã tốt nghiệp trường đại học danh giá trên thế giới là Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Trường Y Harvard. Ông đã xuất bản các bài báo trên tạp chí Nature, Tạp chí Y học New England, New York Times và Cell. “Lịch sử ung thư – Hoàng đế của Bách bệnh” đã được trao giải Pulitzer năm 2011 dành cho hạng mục sách phi hư cấu và được bình chọn là một trong 100 cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong 100 năm qua theo tạp chí Time. Ý nghĩa của ảnh trên bìa sách: Từ con cua theo tiếng Hy lạp được dùng để chỉ ung thư.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá torsy